Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 a. Điền vào bảng sau: (Hai văn bản Ý nghĩa...

a. Điền vào bảng sau: (Hai văn bản Ý nghĩa văn chương và Đức tính giản dị của Bác Hồ: chưa học đến, Hs tự đọc SGK và điền thông tin) Tên văn bản Bài 2. Ôn

Câu hỏi :

Giúp mình nốt bài 2 này với

image

Lời giải 1 :

Bài 2 :                                   Bài làm

a, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta : 

Tác giả : Hồ Chí Minh

Hoàn cảnh sáng tác :  Kháng chiến chống thực dân Pháp 

PTBĐ : Nghị luận + Tự sự 

Nội dung : Làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” 

Nghệ thuật :

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

- Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục

- Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo

b, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt : 

Tác giả : Đặng Thai Mai

Hoàn cảnh sáng tác : trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967

PTBĐ : Nghị luận

Nội dung : Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc

Nghệ thuật :

- Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận

- Lập luận chặt chẽ

- Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện

- Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu

c, Ý nghĩa văn chương : 

Tác giả : Hoài Thanh

Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1936

PTBĐ : Nghị luận

Nội dung : Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Nghệ thuật :

- Giàu hình ảnh độc đáo

- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc

d, Đức tính giản dị của Bác Hồ:

Tác giả : Phạm Văn Đồng

Hoàn cảnh sáng tác : ----

Phương thức biểu đạt : Nghị luận

Nội dung : Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.

Nghệ thuật :

- Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ

- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục

- Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

Thảo luận

Lời giải 2 :

1, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Tác giả: Hồ Chí Minh

- Xuất xứ: Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Nghệ thuật

+ Bố cục chặt chẽ

+ Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.

+ Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

- Nội dung: ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta

b, Sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Tác giả: Đặng Thai Mai

- Xuất xứ: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc

- Nghệ thuật: 

+ Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận

+ Lập luận chặt chẽ

+ Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện

+ Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu

c, Ý nghĩa văn chương

- Tác giả: Hoài Thanh

- Xuất xứ: “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998). Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Nội dung: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.

- Nghệ thuật: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

d, Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Tác giả: Phạm Văn Đồng

- Xuất xứ: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Nội dung: ngợi ca những đức tính giản dị của Bác Hồ

- Nghệ thuật:

+ Liệt kê

+ Hình ảnh gần gũi

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247