Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Xin các cao nhân giúp ạ. ------------------ 1. Khi thể...

Xin các cao nhân giúp ạ. ------------------ 1. Khi thể tích máu giảm, cơ thể người có những cơ chế tự điều chỉnh nào giúp tăng thể tích máu? (Xin các anh/

Câu hỏi :

Xin các cao nhân giúp ạ. ------------------ 1. Khi thể tích máu giảm, cơ thể người có những cơ chế tự điều chỉnh nào giúp tăng thể tích máu? (Xin các anh/ chị hãy giải thích đầy đủ ạ) 2. Giải thích cơ sở khoa học của các hiện tượng sau: - Vận dộng viên lặn không dùng dụng cụ hỗ trợ hô hấp thường chủ động hô hấp sâu và nhanh trước khi lặn. - Luyện tập thường xuyên có thể kéo dài thời gian lặn của vận động viên. 3. Giải thích các hiện tượng sau ở người bị bệnh đái tháo đường: - Khi bị nhiễm khuẩn, nồng độ glucozơ trong máu có xu hướng tăng lên. - Có pH máu thấp hơn so với người bình thường.

Lời giải 1 :

Câu 1: khi thể tích máu giảm sẽ xảy ra các hiện tượng:

+ Nhịp tim tăng để làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan.

+Thận tăng tái hấp thu các chất tan vào máu để làm giảm thế nước, giúp nước đi vào máu.

+Thận tăng tái hấp thụ nước để tăng thể tích máu.

Câu 2:

*Hô hấp sâu và nhanh trước khi lặn:

+ Hô hấp sâu giúp hít vào nhiều dưỡng khí nhất có thể và đẩy tối đa lượng khí cặn( khí vô ích) trong phổi ra để nhường chỗ cho dưỡng khí 

 +Hô hấp nhanh giúp trao đổi khí nhiều làm tăng lượng oxi trong máu trước khi lặn.

* Luyện tập thường xuyên làm giảm nhịp thở của cơ thể, đồng thời làm tăng thể tích phổi khi hít vào.

Mặt khác, khi luyện tập nhiều các tế bào sẽ quen dần với việc hoạt động chậm hơn để sử dụng ít oxi hơn nên lặn đc lâu hơn

Câu 3: chưa hiểu rõ đề lắm

Thảo luận

-- uhm e ! a chỉ dám giúp phần a biết thôi, còn phần ko chắc thì ko nên làm bậy
-- em nghĩ là bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị giảm lượng glucozơ vào TB, do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucozơ không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipit. Tăng phân giải lipit -> (sẽ tạo ra) nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH m... xem thêm
-- ý 2 có thể là thế ( do cấu tạo lipit gồm 3 axit béo liên kết vs glixerol)
-- mà thường thì hô hấp tế bào sẽ sản sinh ra sản phẩm cuối là CO2 và nước nên ko chắc chắc đúng đâu nhé e
-- thế nên em cũng đang bí chỗ này đó.
-- kkk a còn cả họ nhà bí nói chi e 🤣
-- bí thế chắc sau khi thi xong thì tìm cồn với bật lửa đốt hết đống sách cho thỏa mãn. 😈
-- :)) tính học bọn hs bên "tung của" hả e 😅

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247