Câu 1:
"Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu."
Câu 2:
- Tên bài thơ: "Tụng giá hoàn kinh sư" (Phò giá về kinh)
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285
Câu 3: Từ Hán Việt:
- Đoạt: cướp lấy
- Cầm: bắt
Câu 4: Nội dung được thể hiện ở hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ là:
- Hai câu đầu: Nhấn mạnh khí thế tiến công và chiến thắng vẻ vang, ẩn chứa lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc
- Hai câu cuối: Nói lên khát vọng thái bình, bình trị của dân tộc. Là lời động viên, xâu dựng và phát triển đất nước trong thời bình, đồng thời ẩn chứa niềm tin sắc đá vào sự vững bền của đất nước.
→ Nhận xét: Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng và tác phẩm.
Câu 5: Các biểu ý, biểu cảm ở hai bài thơ trên:
- Điểm giống nhau: Diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. Trạng thái biểu cảm đa dạng, tượng trưng, lúc lộ ra ở lời, lúc ẩn kín trong ý.
- Khác nhau:
+ "Sông núi nước Nam": tồn tại dưới thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ "Phò giá về kinh": tồn tại dưới thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247