Bài làm :
1. -Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
+ Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
2. -Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền gồm ba miền tự nhiên (có những đặc điểm địa hình, động thực vật, khí hậu chung trong miền), đó là: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
3.- Cấu trúc địa hình khá đa dạng :
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa
đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm
nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,..).
4.- Tính chất nhiệt đới:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.
+ Độ ẩm không khí > 80%.
5.- Khí hậu thay đổi theo thời gian:
+ Mùa đông ấm hơn, mùa hè mưa ít.
+Mùa mưa lệch hẳn sang thu đông.
+ Một năm có hai mùa: Mưa và Khô.
+ Mùa đông lạnh ít mưa, nửa cuối mùa có mưa phùn.
+ Mùa hè ẩm ướt.
- Khí hậu phân hóa theo không gian:
+ Thay đổi từ Bắc xuống Nam
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0,6 độ C
Theo địa hình, khu vực
a)Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ấm ướt; mùa hè nóng và nhiều
mưa.
b) Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa
mưa lệch hẳn về thu đông.
Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác.
- Nước ta có 4 miền khí hậu
- Đặc điểm khí hậu từng miền:
6.- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.
+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.
7.- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa: + Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
8. - Đặc điểm chung Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km song phân lớn là sông nhỏ và ngắn. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. lượng nước mùa lũ chiếm 70 – 80% lượng nước sông cả năm.
9. - Hệ thống sông lớn của nước ta :
+ Sông Hồng, Thái Bình, Kì Cùng-Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Mê Kông.
Mệt lắm ..... còn câu cuối làm ht nỗi òi...
Cho xin hay nhất ik nhaa
#Creative_Team_Name#Young_Mi
Câu 1:
Đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…
Câu 2:
* Việt Nam gồm 3 khu vực địa hình chính: Đồng bằng, cao nguyên và vùng núi.
* Đặc điểm địa hình các khu vực đó là:
- Đồng bằng:
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
+ Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
+ Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
+ Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b. Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
+ Diện tích khoảng 15.000km2
+ Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
- Bờ biển và thềm lục địa:
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
- Đồi núi:
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
Câu 3:
a. Giống nhau:
- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở nước ta.
- Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu sông trong giai đoạn Tân Kiến tạo.
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giới hóa.
- Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa gạo.
b. Khác nhau
Ảnh nhé!
Câu 4:
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam:
- Tính chất nhiệt đới:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.
+ Độ ẩm không khí > 80%.
Câu 5:
* Nước ta có 4 miền khí hậu
* Đặc điểm khí hậu từng miền:
+ Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông.
+ Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.
+ Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Câu 6:
Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.
+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.
Câu 7:
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở Miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đén tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
Câu 8:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
- Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km song phân lớn là sông nhỏ và ngắn.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. lượng nước mùa lũ chiếm 70 – 80% lượng nước sông cả năm.
Câu 9:
* Các hệ thống sông lớn:
- Hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang.
- Hệ thống sông Thái Bình.
- Hệ thống sông Hồng.
- Hệ thống sông Mã.
- ...
Câu 10:
* Thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng:
- Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 153mm; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 186mm.
⇒ Các tháng mùa mưa trên sông Hồng: từ tháng 5 - 10.
⇒ Các tháng mùa mưa trên sông Gianh: từ tháng 6 - 11.
- Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 3632m3; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 61,7m3/s.
⇒ Các tháng mùa lũ trên sông Hồng: từ tháng 6 - 10.
⇒ Các tháng mùa lũ trên sông Gianh: từ tháng 9 -11.
* Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung:
- Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): 6, 7, 8, 9, 10; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): 9, 10, 11.
- Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 8.
=> Sông Gianh có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ cũng lùi về các tháng cuối năm (tháng 9,10,11). Nhìn chung ở nước ta, chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô. Tuy nhiên trên thực tế mùa lũ thường lùi sau mùa mưa khoảng 1 tháng, vì nước mưa cần thời gian để tích đủ lượng nước.
Xin hay nhất!
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247