Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cảm nhận của e về nhân vật vũ nương trong...

Cảm nhận của e về nhân vật vũ nương trong truyện " người con gái nam xương " của nguyễn dữ Anh chị giúp e vs ạ câu hỏi 3159436 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận của e về nhân vật vũ nương trong truyện " người con gái nam xương " của nguyễn dữ Anh chị giúp e vs ạ

Lời giải 1 :

Đã là một học sinh lớp 9 thì chắc hẳn nhân vật người phụ nữ Vũ Nương không còn xa lạ đối với chúng ta. Đây là hình ảnh của người phụ Vữ Việt Nam trong xã hội cũ, là một đề tài hập dẫn cho văn học trung đại Việt Nam. Các nhà văn vừa ca ngợi vừa cảm thông đồng thời là sự sót xa thương cảm cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Nhân vật được xuất hiện trong tác phẩm " Chuyện con gái Nam Xương" là tác phẩm tiêu biểu với hình tượng nhân vật 12 phụ nữ đẹp nết nhưng số phận sống bi kịch và kết thúc bằng cái chết oan nghiệp. Cái chết của nhân vật đã để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc và gửi đến cho xã hội phong kiến một bức thông điệp giàu ý nghĩa. Tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm viết về người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Vũ Nương không chỉ là người có tư dung tốt đẹp mà còn có phẩm chất cao quý. Đảm đang, tháo vát chịu thương chịu khó và là con người hiếu thảo, thủy chung và khao khát được hạnh phúc gia đình khao khát khát bảo toàn danh dự thế nhưng sống trong xã hội lúc phong kiến bấy giờ nàng không những không được hưởng hạnh phúc mà còn phải chịu nỗi oan tày trời cuộc đời nàng được ví như là một tấm bi thảm kịch khi mộ mình phải lo toan mọi việc gánh vác mọi việc với chồng nhớ thương thủy chung son sắc nhớ chồng đầy nàng xuống bếp hoàng gia và gây ra cái chết oan nghiệt. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là cái bong và người chồng yêu quý của nàng cái bóng vốn bình thường vô hại nhưng lại là kẻ gieo giắc tày trời cho Vũ Nương. Nó đã đánh lừa đứa trẻ con và nó còn là nỗi đánh tày trời cho Vũ Nương đa nghi ít học. Còn nguyên nhân sâu xa hơn giẫn đến cái chết của nàng chính là xã hội phong kiến đương thời với nhiều thủ tục hà khắc tự tưởng trong năm khinh nữ, chiến tranh loạn lạc xảy ra liên nghiên chính xã hội đó đã giết được một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Cái chết của Vũ Nương đã để lại nhiều nỗi ám ảnh cho người đọc. Cái chết dã để lại một bức thông điệp sâu sắc cho ngày nay chính điều đó đã để lại sức sống mãnh liêt cho người con.

Thảo luận

Lời giải 2 :

NHỚ CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT VÀ CẢM ƠN NHÉ !!

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó phai về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ cũ. Hình ảnh người con gái Vũ Nương phải gieo mình xuống dòng sông Nhị Hà để chứng minh sự trong trắng trinh bạch của mình, khi bị chồng nghi oan, khiến cho người đọc vô cùng cảm động, rơi nước mắt xót xa.

Vũ Nương vốn là người con gái thùy mị, đoan trang nhưng do tính đa nghi của người chồng. Do xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, coi trọng tiếng nói, uy quyền của người đàn ông hơn phụ nữ đã khiến cho nàng phải chết oan khuất như vậy. Thông qua tác phẩm của mình tác giả Nguyễn Dữ muốn bày tỏ niềm xót xa với những người phụ nữ thời xưa, thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả.

Vũ Nương tên cha mẹ đặt cho nàng là Vũ Thị Thiết, vốn là người con gái nết na, xinh đẹp, khéo tay được nhiều chàng trai để ý thầm thương trộm nhớ. Nhưng năm nàng tròn đôi chín, có chàng trai tên Trương Sinh, gia cảnh neo đơn, nhà chỉ có một mẹ một con đến xin hỏi cưới làm vợ với giá một trăm lạng vàng.

Chính trong phong tục cưới vợ ngày xưa đã cho thấy người phụ nữ không hề có quyền quyết định vận mệnh tương lai, hạnh phúc của mình. Nàng tuy là một con người có suy nghĩ, tính cách của riêng mình nhưng chuyện cưới hỏi, chuyện hạnh phúc trăm năm nàng lại phải nghe lời cha mẹ hai bên. Nàng được hỏi cưới với giá một trăm lạng vàng chẳng khác nào được bán với một trăm lạng vàng.

Từ ngày về làm dâu, làm vợ Trương Sinh, Vũ Nương luôn hiếu thuận với mẹ chồng, là người vợ hiền dâu thảo, không để gia đình chồng chê trách điều gì. Nàng luôn chu đáo lo toan trong ngoài. Từ xưa tới nay những người con dâu như nàng thật hiếm thấy. Nàng và Trương Sinh cũng tâm đầu ý hợp không bao giờ xảy ra to tiếng, cãi vã bất hòa bởi Vũ Nương luôn coi lời chồng và mẹ chồng là quan trọng nhất. Với đức tính ngoan hiền, dịu dàng, thùy mị nết na của mình Vũ Nương luôn giữ gìn gia đình của mình hạnh phúc ấm êm.

Những hạnh phúc ngắn ngủi, Trương Sinh phải gia nhập quân ngũ đi đánh giặc ngoài chiến trường, khi mà Vũ Nương vừa luôn giữ trọn đạo vợ hiền, dâu thảo, nàng chăm sóc mẹ chồng, giữ gìn đức hạnh mới mang thai. Dù xa chồng nhưng Vũ Nương chờ chồng, thủy chung trước sau như một. Không một chút tà tâm, hay có lòng dạ không chung thủy, yếu lòng với ai đó. Nhưng chẳng bao lâu khi Trương Sinh đi xa, mẹ chồng của nàng ốm bệnh, dù đã cố gắng chạy chữa thuốc thang nhưng bà không qua khỏi mà mất đi, bỏ lại Vũ Nương một mình với đứa con nhỏ.

Hai mẹ con nuôi nhau sống qua ngày, chờ ngày Trương Sinh trở về. Nhiều đêm buồn nhớ chồng Vũ Nương thường chỉ bóng mình trên tường nói với con trai đó chính là ba con đó. Thằng bé ngây thơ tưởng thật. Nó đâu biết rằng đó chỉ là cái bóng của mẹ nó mà thôi.

Chiến tranh kết thúc ngày Trương Sinh trở về nhà, Vũ Nương vui mừng khôn xiết, những tưởng năm tháng chờ chồng nuôi con một mình đã được báo đáp. Nhưng sóng gió đã ập đến với nàng một cách không ngờ. Khi về tới nhà nghe tin mẹ mất Trương Sinh đau xót vô cùng, anh chàng liền bế con trai của mình đi ra mộ mẹ thắp hương cho mẹ yên lòng. Nhưng thằng bé cứ khóc mãi không chịu nín nó nhất định không chịu nhận Trương Sinh là cha. Nó bảo cha nó tối nào cũng tới.

Trương Sinh nóng tính, hay ghen, lại quá đa nghi nên vội vã tin lời con trẻ, không cho vợ được giải thích mà đùng đùng nổi giận đuổi vợ ra khỏi nhà. Quá đau đớn vì không thể thanh minh sự trong sạch của mình nên Vũ Nương đã nhảy xuống sông Nhị Hà tự vẫn. Trước nỗi oan khuất quá lớn Vũ Nương không thể nào sống tiếp trên cõi đời này được nữa.

Người con gái tên Vũ Nương đó đã phải chết trong oan khuất, tủi hờn như vậy. Nhưng do phẩm giá cao quý và đức hạnh của nàng đã làm trời đất cảm động. Cuối cùng thì nàng cũng được giải oan, khi mà Trương Sinh trong một đêm không ngủ ngồi soi bóng mình trên tường thì con trai anh nhìn thấy nó vui mừng nói lớn "Cha con đó". Trương Sinh biết mình đã nghi oan cho vợ nhưng hối hận thì đã muộn màng. Còn Vũ Nương sau khi chết được cứu giúp rồi được lập đàn siêu thoát bay về trời làm tiên nữa, thoát kiếp con người khổ đau bất hạnh.

Chuyện người con gái Nam Xương nhằm tố cáo tội ác của chế độ phong kiến, người đàn ông luôn cậy quyền lực mà đàn áp người phụ nữ khiến cho nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi, oan khuất. Nhân vật Vũ Nương là người con gái hiền dịu nết na, là tấm gương cho nhiều nhiều phụ nữ noi theo. Cô là người đức hạnh, hiền thục rất tiếc rằng cuộc đời lại không cho cô gặp được một người chồng tốt, không cho cô được quyết định hạnh phúc của đời mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247