Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Khi thân nhiệt tăng lên trên mức cho phép, cơ...

Khi thân nhiệt tăng lên trên mức cho phép, cơ thể điều hòa thân nhiệt bằng phương thức: (I). Dãn mạch máu dưới da (II). Co mạch

Câu hỏi :

Khi thân nhiệt tăng lên trên mức cho phép, cơ thể điều hòa thân nhiệt bằng phương thức: (I). Dãn mạch máu dưới da (II). Co mạch máu dưới da (III). Tăng tiết mồ hôi. (IV). Co các cơ chân lông. Các phương án đúng là: A. (I) và (IV). B. (I) và (III). C. (II) và (III). D. (III) và (IV). 2 Loại khoáng nào sau đây là thành phần quan trọng của Hêmôglôbin? A. Sắt. B. Can xi. C. Kẽm. D. Đồng. 3 Bệnh béo phì có nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn chứa nhiều loại thức ăn…(1)… và cơ thể …(2).. Người mắc bệnh béo phì cần thực hiện chế độ…(3)…, tăng cường …(4)… và rèn luyện thể dục thể thao. Các cụm từ tương ứng với các số (1), (2), (3) và (4) lần lượt là: A. nghèo năng lượng, ítvận động, ăn nhiều đường bột, hạn chế lao động chân tay. B. nghèo năng lượng, vận động nhiều, ăn kiêng hợp lí, hạn chế lao động chân tay. C. giàu năng lượng, vận động nhiều, ăn nhiều đường bột, hạn chế lao động chân tay. D. giàu năng lượng, lười vận động, ăn kiêng hợp lí, tăng cường lao động chân tay. 4 Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong A. một tháng. B. một ngày. C. một tuần D. một bữa. 5 Người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức A. 37o C. B. 35o C. C. 39o C. D. 40o C. 6 Những loại vitamin nào sau đây chỉ tan trong dầu mỡ? A. Vitamin A, D, E. B. Vitamin B1 ,B2 , B12 . C. Vitamin B1 ,B2 , B6 . D. Vitamin B1 ,B2 , C. 7 Trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể lấy được các chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng từ môi trường ngoài? A. Hệ nội tiết. B. Hệ bài tiết. C. Hệ hô hấp. D. Hệ tiêu hóa. 8 Để cơ thể bớt nóng vào mùa hè, cần: (I). Ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng. (II). Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi đi ra đường. (III). Mặc quần áo thoáng mát. (IV). Bôi kem chống nắng khi đi biển. Số phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 9 Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ? A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 10 Những loại vitamin nào sau đây giúp cơ thể chống lão hóa? A. Vitamin B và vitamin D. B. Vitamin C và vitamin E. C. Vitamin A và vitaminK. D. Vitamin A và vitamin D. 11 Loại thực phẩm nào sau đây chứa nhiều vitamin A? A. Gan B. Hạt nảy mầm C. Ngũ cốc D. Dầu cá 12 Nếu trong khẩu phần ăn thường xuyên thiếu loại khoáng nào sau đây thì sẽ bị mắc bệnh thiếu máu? A. Đồng. B. Phôtpho. C. Sắt. D. Kẽm. 13 Iốt có nhiều trong những loại thực phẩm nào sau đây? A. Hải sản. B. Trứng. C. Sữa. D. Ngũ cốc. 14 Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I).Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào. (II). Chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm hai mặt là đồng hoá và dị hoá. (III). Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể. (IV). Chuyển hoá vật chất và năng lượng được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 15 Nếu trong khẩu phần ăn thường xuyên thiếu loại vitamin nào sau đây thì trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn sẽ bị loãng xương? A. Vitamin B1 . B. Vitamin C. C. Vitamin D. D. Vitamin B12 . 16 Khi nói về chuyển hoá cơ bản, phát biểu nào sau đây sai? A. Chuyển hóa cơ bản không phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính. B. Phần lớn năng lượng của chuyển hoá cơ bản dùng để duy trì thân nhiệt. C. Chuyển hoá cơ bản là năng lượngtiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. D. Căn cứ chuyển hoá cơ bản có thể xác định được trạng thái bệnh lí của cơ thể. 17 Trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể thải CO2 ra môi trường ngoài? A. Hệ hô hấp. B. Hệ bài tiết. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ nội tiết. 18 Loại khoáng nào sau đây là thành phần chính của xương, răng, có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, quá trình đông máu và dẫn truyền xung thần kinh? A. Phôtpho. B. Canxi. C. Đồng. D. Kẽm. 19 Trong quá trình trao đổi chất, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể thải axit uric và các ion thừa trong máu ra môi trường ngoài? A. Hệ nội tiết. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ hô hấp. D. Hệ bài tiết. 20 Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây? (I). Giới tính. (II). Độ tuổi. (III). Hình thức lao động. (IV). Trạng thái sinh lí của cơ thể. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 21 Trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể lấy được khí ôxi từ môi trường ngoài? A. Hệ nội tiết. B. Hệ bài tiết. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ hô hấp.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 1.B

2. A

3. D

4. B

5. A

6. A

7. D

8. C

9. D

10. B

11. D

12. C

13. C

14. B

15. C

16. A

17. A

18. B

19. D

20. D

21. D

Giải thích các bước giải:

 7. Hệ tiêu hóa có chức năng hấp thu dinh dưỡng: glu, aa và axit béo, nước, muối khoáng

12. Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin – là protein giàu sắt và là thành phần chính của tế bào hồng cầu

14. Chuyền hoá vật chất là sự biến đổi các chất từ dạng này sang dạng khác. Quá trình này sẽ sử dụng nguyên liệu và tạo ra các sản phẩm, các nguyên liệu và sản phẩm này được xử lí qua quá trình trao đổi chất.

15. Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do canxi là thành phần chính của xương và chỉ có thể được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D.

 Chúc em học tốt !!!

@Phương

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

Câu 1: Khi thân nhiệt tăng lên trên mức cho phép, cơ thể điều hòa thân nhiệt bằng phương thức:

⇒ B. (I) và (III)

Câu 2: Loại khoáng nào sau đây là thành phần quan trọng của Hêmôglôbin?

⇒ A. Sắt

Câu 3: Bệnh béo phì có nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn chứa nhiều loại thức ăn…(1)… và cơ thể …(2)... Người mắc bệnh béo phì cần thực hiện chế độ…(3)…, tăng cường …(4)… và rèn luyện thể dục thể thao

Các cụm từ tương ứng với các số (1), (2), (3) và (4) lần lượt là:

⇒ A. nghèo năng lượng, ít vận động, ăn nhiều đường bột, hạn chế lao động chân tay

Câu 4: Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong:

⇒ B. một ngày

Câu 5: Người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức:

⇒ A. `37^oC`

Câu 6: Những loại vitamin nào sau đây chỉ tan trong dầu mỡ?

⇒ A. Vitamin A, D, E

Câu 7: Trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể lấy được các chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng từ môi trường ngoài?

⇒ D. Hệ tiêu hóa

Câu 8: Để cơ thể bớt nóng vào mùa hè, cần:

⇒ C. 3

Câu 9: Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ?

⇒ D. 2

Câu 10: Những loại vitamin nào sau đây giúp cơ thể chống lão hóa?

⇒ B. Vitamin C và vitamin E

Câu 11: Loại thực phẩm nào sau đây chứa nhiều vitamin A?

⇒ D. Dầu cá

Câu 12: Nếu trong khẩu phần ăn thường xuyên thiếu loại khoáng nào sau đây thì sẽ bị mắc bệnh thiếu máu?

⇒ C. Sắt

Câu 13: Iốt có nhiều trong những loại thực phẩm nào sau đây?

⇒ A. Hải sản

Câu 14: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

⇒ B. 4

Câu 15: Nếu trong khẩu phần ăn thường xuyên thiếu loại vitamin nào sau đây thì trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn sẽ bị loãng xương?

⇒ C. Vitamin D

Câu 16: Khi nói về chuyển hoá cơ bản, phát biểu nào sau đây sai?

⇒ A. Chuyển hóa cơ bản không phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính

Câu 17: Trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể thải `CO_2` ra môi trường ngoài?

⇒ A. Hệ hô hấp

Câu 18: Loại khoáng nào sau đây là thành phần chính của xương, răng, có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, quá trình đông máu và dẫn truyền xung thần kinh?

⇒ B. Canxi

Câu 19: Trong quá trình trao đổi chất, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể thải axit uric và các ion thừa trong máu ra môi trường ngoài?

⇒ D. Hệ bài tiết

Câu 20: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây?

⇒ D. 4

Câu 21: Trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, hệ cơ quan nào sau đây giúp cơ thể lấy được khí ôxi từ môi trường ngoài?

⇒ D. Hệ hô hấp

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247