Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Làm giúp mk với các bạn câu hỏi 222237 -...

Làm giúp mk với các bạn câu hỏi 222237 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Làm giúp mk với các bạn

image

Lời giải 1 :

1. Nhớ Rừng:

-Tác giả: Thế Lữ (1907-1989) tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phòng trào thơ mới ở buổi đầu. 

-Thể thơ: 8 chữ tự do

-Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935. Là bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới

-Nội dung: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt . đồng thời gợi ra tình yêu nước thầm kín nồng nàn của dân tộc ta.

-Nghệ thuật: +mượn nhiều từ hán Việt

                      +so sánh

                      +liệt kê 

                      + điệp ngữ 

                      + sử dụng câu hỏi tu từ "than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?"

                      +tứ bình (câu thơ có tính chất tạo hình. "nào đâu những đêm vàng bên bờ suối......mảnh mặt trời gay gắt")

2.Ông Đồ:

-Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996), quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội. Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.

-Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)  

- Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ đang dậm tô những nét chữ tươi tắn bên hè phố Hà Nội tấp nập người mua chữ đã in sâu vào tâm trí nhà thơ, tuy nhiên cho đến đầu thế kỉ XX, những hình ảnh đẹp đẽ đó dần biến mất, ông đồ vẫn ở đó vào dịp Tết đến nhưng thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm của người đời. Năm 1936, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.
- Nội dung: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.

-Nghệ thuật: + ngôn ngữ bình dị linh hoạt, trong sáng

                      +kết cấu bài thơ ggiản dị chặt chẽ

                      +kết cấu đầu cuối tương ứng

                      +kết cấu tương phản độc đáo

                      + biện pháp nhân hóa, hình ảnh thơ bình dị

                      +mượn cảnh ngụ tình và ý toại ngôn ngoại 

3.Quê Hương

-Tác giả: Tế Hanh (1921-2009) tên khai sinh Trần Tế Hanh, quê Quãng Ngãi. Có mặt trong phomg trào thơ mới ở chặng cuối. 

-Thể thơ: 8 chữ tự do

-HCST: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

-Nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

-Nghệ thuật:+ Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

                      + Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

                      +Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật

4.Tức Cảnh Pác Bó

-Tác giả:

+ Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

   . Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

   . Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

   . Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.

-Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

-Hoàn cảnh sáng tác: Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

-Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ.

-Nghệ thuật: +Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

                      + Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn

                      + Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

5.Khi Con Tu Hú:

-Tác giả:Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế

+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   . Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở Huế

   . Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.

   . Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

+ Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

-Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam

-Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.

-Nghệ thuật:+ Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển

                    + Giọng điệu linh hoạt

                    + Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường

#anthonycollins (mong thứ này giúp được bạn)

Thảo luận

-- cho mk hỏi văn bản khi con tú hú thể thơ là gì vậy?
-- dạ lục bát (sorry mik quên lm chổ đó ạ)

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247