Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ Bài 1: Dưới thời Pháp...

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ Bài 1: Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào? Thái độ của từng giai cấp, tầng

Câu hỏi :

Các bạn giúp mình với

image

Lời giải 1 :

1

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

2

. Bên cạnh giai cấp, địa chủ phong kiến và nông dân, trong xã hội xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. 

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

3

– Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:

Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh … nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ. Không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Người nhận xét:

+ Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản không khác “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

+ Cụ Phan Chu Trinh đề nghị cải cách không khác xin giặc rủ lòng thương.

          Ngày 05/06/1911 tại Cảng Nhà Rồng Người ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành không sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước mà sang phương Tây, Người chọn Pháp là nơi đặt chân tới đầu tiên bởi theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù phải có sự hiểu biết về kẻ thù. Từ năm 1789-1794 nước Pháp diễn ra cách mạng tư sản, đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất nên Người muốn tìm hiểu nước Pháp có thực sự  “Tự do-bình đẳng-bác ái” hay không? Nhân dân Pháp sống thế nào? Cũng như các nước khác làm thế nào để về giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản.

- Ý nghĩa: hoạt động ra đi tìm đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công của cách mạng VN.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

* Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như sau:

-Địa chủ phong kiến:

    + Một bộ phận địa chủ phong kiến đầu hàng làm tay sai, cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân, số lượng ngày càng tăng thêm.

   + Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.

   +Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Nông dân:

  + Chiếm số lượng đông đảo, cuộc sống của người nông dân cực khổ trăm bề.

    · Bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản phụ thu khác.

    · Những người nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền, một số phải bỏ làng quê đi làm phu cho các đồn điền hoặc ra thành thị kiếm sống,…

   + Có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

*Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như sau :
 
- Giai cấp địa chủ phong kiến:

   +Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

   +Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân:

   + Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.

   + Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

-Tầng lớp tư sản:

   +Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.

   +Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

-Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:

   + Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,...

  + Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.

  + Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

-Đội ngũ công nhân:

   +Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.

   + Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

Câu 2 :

 *Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện như:

      -Tư sản

      -Tiểu tư sản thành thị

      -Công nhân

*Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc:

   Câu này trùng câu 1 nên mik không làm nha :>>>

Câu 3

* Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:

 - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước         

 -Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau:

            Những nhà yêu nước trước :                         /                     Nguyễn Tất Thành

     + Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp    /  +Khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau''

     +Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách            /  +Khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

 - Con đường khác nhau:

             Các nhà yêu nước  trước đó                            /               Nguyễn Tất Thành

     +Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết  / +Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và 

    lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường / con đường chủ nghĩa vô sản đã ra đời

    dân chủ tư sản                                                          /

- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247