Lý thuyết GDCD bài 81. Định nghĩa
- Năng động là tích cực chủ động, giám nghĩ, giám làm, sáng tạo, là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
2. Biểu hiện của năng động sáng tạo
- Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống,...
3. Ý nghĩa của năng động
- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước
4. Rèn luyện như thế nào?
- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ. Biết vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra cái tốt nhất, khoa học nhất để đạt mục đích
*Bài tập
1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo? Vì sao?
a) Trong giời học các môn khác, Nam thường đem bài tập môn Toán hoặc môn tiếng Anh ra làm bài
b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay
c) Trong học tập, bao giờ An cũng làm theo những điều của Thầy cô đã nói
d) Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập
đ) Sau khi cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất
e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Lũy luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình
g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm
h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi "vì sao" và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp?
Trả lời:
- Hành vi (b), (đ), (e), (h) thể hiện tính năng động, sáng tạo. Bởi vì:
+ (b): Thắng say mê học tập, không thỏa mãn với những điều đã biết
+ (e), (đ): Ông Thận, ông Lũy là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới
+ (h) Minh là người say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới
Những biểu hiện đó chứng tỏ họ là những người năng động sáng tạo
- Hành vi (a),(d), (c), (g) không thể hiện năng động, sáng tạo. Bởi vì họ là những người bị thụ động trong công việc, học tập và làm việc tùy tiện.
2. Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây?
a) Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.
b) Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
c) Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động.
d) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường
đ) Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả
e) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.
Trả lời:
- Em tán thành với quan điểm (d), (e). Bởi vì năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của mỗi người trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế thị trường phát triển. Để hội nhập và phát triển, sự năng động, sáng tạo là vô cùng cần thiết không thể thiếu được.
- Em không tán thành với quan điểm (a), (b), (c), (đ). Bởi vì lứa tuổi nào, lĩnh vực nào cũng cần năng động, sáng tạo.
3. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo?
a) Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình
b) Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh
c) Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc.
d) Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến của mình
đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo
Trả lời
Hành vi (b), (c), (d) thể hiện tính năng động, sáng tạo
4. Vì sao học sinh phải rèn luyện tính sáng tạo, năng động, sáng tạo. Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
Trả lời:
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động..... nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã viết vào cuộc sống.
5. Hãy nêu một khó khăn mà em gặp phải trong học tập và trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó?
Trả lời
Khó khăn em có thể gặp phải:
- Học kém một môn nào đó. Chẳng hạn: Tiếng Anh, hay Toán, Lý.... em phải có kế hoạch học tập hợp lí, cần cù, chịu khó đầu tư thời gian cho những môn học mình còn yếu.
- Em có tật nói ngọng, nói lắp: em chịu khó luyện nói để khắc phục những khuyết điểm của mình
- Gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế: em sắp xếp thời gian học tập và giúp đỡ gia đình một cách hợp lí
6. Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo?
Trả lời:
- Tục ngữ: "Học một biết mười"
- Ca dao:
"Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi"
- Danh ngôn: "Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài" - Ngạn ngữ Pháp
Lý thuyết GDCD bài 91. Khái niệm
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định
2. Ý nghĩa
Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
3. Biện pháp thực hiện
- Lao động tự giác, kỉ luật luôn luôn năng động, sáng tạo. Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe.
* Bản thân: Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt. Tìm tòi sáng tạo trong học tập. Có lối sống lành mạnh, vượt qua mọi khó khăn, tránh xa tệ nạn xã hội.
*Bài tập
1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao?
a) Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Minh thường đem bài tập môn khác ra làm
b) Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, Nam đã vội làm ngay
c) Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí vì vậy đã đạt được kết quả cao trong học tập
d) Anh Phong cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
đ) Chị Thủy thường tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.
e) Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc.
Trả lời:
- Hành vi (c), (e), (đ) thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả bởi Hà, chị Thủy và anh Tân đã biết sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành tốt công việc với kết quả cao nhất.
- Hành vi (a), (b), (d) không thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì sẽ ra sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể?
Trả lời:
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia gia thông bằng phương tiện môtô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời, một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng
3. Hãy nêu một ví dụ thể hiện việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả mà em biết?
Trả lời:
Là một cán bộ quản lý, phụ trách công tác kỹ thuật - công nghệ của Chi nhánh, kỹ sư Trương Lê Trí luôn chịu khó, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất, qua đó đã thường xuyên đề xuất các giải pháp phù hợp hữu hiệu để sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần vào nhiệm vụ chung của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước.
Vào mùa nắng nóng là thời điểm bia được tiêu thụ nhiều nhất nên phải đáp ứng nhu cầu thị trường trong những tháng cao điểm là yêu cầu bắt buộc. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2010, kỹ sư Trí đã có sáng kiến “Nâng công suất mẻ nấu bia Quy Nhơn và Lowen”, sáng kiến đã cải tiến quy trình, tận dụng tối đa thiết bị hiện có để nâng cao công suất của một mẻ nấu bia Quy Nhơn và bia Lowen lên hơn 30%, giải quyết việc thiếu hàng trong mùa cao điểm, nâng cao công suất thiết bị, giảm chi phí.
Năm 2012 đề tài “Cải tạo hệ thống xử lý nước nấu, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định”. Trước đây, hệ thống xử lý nước nấu khi mới đầu tư hoạt động không ổn định do phần mềm không tốt nên việc vận hành khó khăn, đòi hỏi phải theo dõi liên tục. Sau khi kỹ sư Trí và các đồng nghiệp tận dụng các thiết bị hiện có, đặt ra các điểm kiểm soát mới, đề xuất viết lại phần mềm, từ đó hệ thống làm việc tự động, ổn định và giảm được nhân lực vận hành.
Đặc biệt trong năm 2014, đề tài sáng kiến “Cải tạo hệ thống đường ống kết nối bồn lên men” đã khắc phục được các thiết bị lên men trong giai đoạn đầu sử dụng ống mềm để kết nối, dẫn đến rất nhiều hạn chế như: Tốn công lao động, không an toàn khi vận hành, khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ khi kỹ sư Trí đề xuất thực hiện việc thay thế đường ống mềm bằng các đường ống cứng, cố định, đảm bảo đạt các yêu cầu về đơn giản và an toàn trong vận hành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lý thuyết GDCD bài 81. Định nghĩa
- Năng động là tích cực chủ động, giám nghĩ, giám làm, sáng tạo, là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
2. Biểu hiện của năng động sáng tạo
- Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống,...
3. Ý nghĩa của năng động
- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước
4. Rèn luyện như thế nào?
- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ. Biết vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra cái tốt nhất, khoa học nhất để đạt mục đích
*Bài tập
1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo? Vì sao?
a) Trong giời học các môn khác, Nam thường đem bài tập môn Toán hoặc môn tiếng Anh ra làm bài
b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay
c) Trong học tập, bao giờ An cũng làm theo những điều của Thầy cô đã nói
d) Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập
đ) Sau khi cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất
e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Lũy luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình
g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm
h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi "vì sao" và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp?
Trả lời:
- Hành vi (b), (đ), (e), (h) thể hiện tính năng động, sáng tạo. Bởi vì:
+ (b): Thắng say mê học tập, không thỏa mãn với những điều đã biết
+ (e), (đ): Ông Thận, ông Lũy là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới
+ (h) Minh là người say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới
Những biểu hiện đó chứng tỏ họ là những người năng động sáng tạo
- Hành vi (a),(d), (c), (g) không thể hiện năng động, sáng tạo. Bởi vì họ là những người bị thụ động trong công việc, học tập và làm việc tùy tiện.
2. Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây?
a) Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.
b) Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
c) Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động.
d) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường
đ) Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả
e) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.
Trả lời:
- Em tán thành với quan điểm (d), (e). Bởi vì năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của mỗi người trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế thị trường phát triển. Để hội nhập và phát triển, sự năng động, sáng tạo là vô cùng cần thiết không thể thiếu được.
- Em không tán thành với quan điểm (a), (b), (c), (đ). Bởi vì lứa tuổi nào, lĩnh vực nào cũng cần năng động, sáng tạo.
3. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo?
a) Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình
b) Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh
c) Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc.
d) Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến của mình
đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo
Trả lời
Hành vi (b), (c), (d) thể hiện tính năng động, sáng tạo
4. Vì sao học sinh phải rèn luyện tính sáng tạo, năng động, sáng tạo. Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
Trả lời:
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động..... nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã viết vào cuộc sống.
5. Hãy nêu một khó khăn mà em gặp phải trong học tập và trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó?
Trả lời
Khó khăn em có thể gặp phải:
- Học kém một môn nào đó. Chẳng hạn: Tiếng Anh, hay Toán, Lý.... em phải có kế hoạch học tập hợp lí, cần cù, chịu khó đầu tư thời gian cho những môn học mình còn yếu.
- Em có tật nói ngọng, nói lắp: em chịu khó luyện nói để khắc phục những khuyết điểm của mình
- Gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế: em sắp xếp thời gian học tập và giúp đỡ gia đình một cách hợp lí
6. Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo?
Trả lời:
- Tục ngữ: "Học một biết mười"
- Ca dao:
"Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi"
- Danh ngôn: "Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài" - Ngạn ngữ Pháp
Lý thuyết GDCD bài 91. Khái niệm
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định
2. Ý nghĩa
Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
3. Biện pháp thực hiện
- Lao động tự giác, kỉ luật luôn luôn năng động, sáng tạo. Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe.
* Bản thân: Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt. Tìm tòi sáng tạo trong học tập. Có lối sống lành mạnh, vượt qua mọi khó khăn, tránh xa tệ nạn xã hội.
*Bài tập
1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao?
a) Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Minh thường đem bài tập môn khác ra làm
b) Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, Nam đã vội làm ngay
c) Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí vì vậy đã đạt được kết quả cao trong học tập
d) Anh Phong cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
đ) Chị Thủy thường tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.
e) Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc.
Trả lời:
- Hành vi (c), (e), (đ) thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả bởi Hà, chị Thủy và anh Tân đã biết sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành tốt công việc với kết quả cao nhất.
- Hành vi (a), (b), (d) không thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì sẽ ra sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể?
Trả lời:
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia gia thông bằng phương tiện môtô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời, một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng
3. Hãy nêu một ví dụ thể hiện việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả mà em biết?
Trả lời:
Là một cán bộ quản lý, phụ trách công tác kỹ thuật - công nghệ của Chi nhánh, kỹ sư Trương Lê Trí luôn chịu khó, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất, qua đó đã thường xuyên đề xuất các giải pháp phù hợp hữu hiệu để sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần vào nhiệm vụ chung của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước.
Vào mùa nắng nóng là thời điểm bia được tiêu thụ nhiều nhất nên phải đáp ứng nhu cầu thị trường trong những tháng cao điểm là yêu cầu bắt buộc. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2010, kỹ sư Trí đã có sáng kiến “Nâng công suất mẻ nấu bia Quy Nhơn và Lowen”, sáng kiến đã cải tiến quy trình, tận dụng tối đa thiết bị hiện có để nâng cao công suất của một mẻ nấu bia Quy Nhơn và bia Lowen lên hơn 30%, giải quyết việc thiếu hàng trong mùa cao điểm, nâng cao công suất thiết bị, giảm chi phí.
Năm 2012 đề tài “Cải tạo hệ thống xử lý nước nấu, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định”. Trước đây, hệ thống xử lý nước nấu khi mới đầu tư hoạt động không ổn định do phần mềm không tốt nên việc vận hành khó khăn, đòi hỏi phải theo dõi liên tục. Sau khi kỹ sư Trí và các đồng nghiệp tận dụng các thiết bị hiện có, đặt ra các điểm kiểm soát mới, đề xuất viết lại phần mềm, từ đó hệ thống làm việc tự động, ổn định và giảm được nhân lực vận hành.
Đặc biệt trong năm 2014, đề tài sáng kiến “Cải tạo hệ thống đường ống kết nối bồn lên men” đã khắc phục được các thiết bị lên men trong giai đoạn đầu sử dụng ống mềm để kết nối, dẫn đến rất nhiều hạn chế như: Tốn công lao động, không an toàn khi vận hành, khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ khi kỹ sư Trí đề xuất thực hiện việc thay thế đường ống mềm bằng các đường ống cứng, cố định, đảm bảo đạt các yêu cầu về đơn giản và an toàn trong vận hành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247