Trang chủ Công Nghệ Lớp 8 a.Cách Nhận biết vật chiếu, hình chiếu, mặt phẳng chiếu....

a.Cách Nhận biết vật chiếu, hình chiếu, mặt phẳng chiếu. b.Quy định về đường nét trong biểu diễn ren, kí hiệu một số kiểu ren. c.Phân loại vật liệu cơ khí, ví

Câu hỏi :

a.Cách Nhận biết vật chiếu, hình chiếu, mặt phẳng chiếu. b.Quy định về đường nét trong biểu diễn ren, kí hiệu một số kiểu ren. c.Phân loại vật liệu cơ khí, ví dụ. d. Các tính chất cơ bản vật liệu cơ khí, ví dụ.

Lời giải 1 :

1.

Hình chiếu là hình biểu diễn theo 3 chiều của vật thể lên mặt phẳng hai chiều. Các yếu tố để tạo nên hình chiếu gồm: Đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu (mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể đó) và phép chiếu. 

2.

Ren là đường xoắn ốc có tiết diện định hình là tam giác, hình thang… bao mặt ngoài, hoặc mặt trong của lỗ tròn xoay. Việc biểu diễn chúng theo các hình chiếu là khá phức tạp, không chính xác, ,công việc, thời gian vẽ mất nhiều thời gian. Do yêu cầu sử dụng, lắp lẫn cao, nên ren được tiêu chuẩn trên nhiều phương diện, trong đó biểu diễn ren được vẽ theo quy ước thống nhất hầu hết các quốc gia.

Quá trình hoàn chỉnh việc vẽ rén ốc cũng có lịch sử riêng từ phức tạp đến đơn giản

3.

Sắt:

Sắt là một kim loại được khai thác từ các mỏ quặng sắt. Sau khi trải qua quá trình nung nấu, khử tạp chất, người ta sẽ thu được loại sắt ở dạng tự do. Thông thường, sắt được dùng trong sản xuất gang và thép. 

Theo số liệu thống kê, thì sắt hiện đang chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới. Ưu điểm vượt trội của sắt có thể kể đến là khả năng chịu lực lớn, độ dẻo và độ cứng cao, giá thành khá thấp. Sắt đang được ứng dụng nhiều trong sản xuất dụng cụ, ô tô, làm khung cho công trình xây dựng…

Nhôm:

Nhôm là một dạng kim loại màu, chỉ mới được phát hiện và ứng dụng rộng rãi trong khoảng một thế kỷ trở lại. Với đặc tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, chống ăn mòn cao, độ bền lớn,… kim loại nhôm được nhiều kỹ sư sử dụng trong sản xuất và đời sống hằng ngày.

Một ví dụ điển hình về thanh nhômThép:

Thép là một hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác nữa. Thép có 2 loại chính, gồm: 

  • Thép Cacbon: sắt, cacbon, các tạp chất Mn, Si, P,…
  • Thép hợp kim: sắt, cacbon, các tạp chất W, V, Mo, Ti, Cu, Ta, B, N….

Cũng giống như nhôm và sắt, thép cũng thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhất là ngành gia công cơ khí, xây dựng, đóng tàu,…

Inox:

Inox còn có tên gọi khác là thép không gỉ. Đây là dạng hợp kim của sắt, chứa hàm lượng lớn Crom, ít nhất là 10,5%. Đặc tính của Inox là rất ít bị biến màu, ăn mòn, độ bền bỉ lớn, không gỉ, có khả năng chịu được nhiệt độ khoảng 12000 độ C. Qua đó hỗ trợ công đoạn gia công được dễ dàng hơn.

Với tính tiện dụng, độ bền cao, ngày nay bạn sẽ bắt gặp inox ở rất nhiều công trình kiến trúc nội thất từ đơn giản đến phức tạp. 

Gang:

Gang là hợp kim của tập hợp các nguyên tố gồm sắt, cacbon, Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…. Trong đó, hàm lượng cacbon lớn hơn 2,14%. Ưu điểm nổi bật của gang là độ chảy loãng cao, tính đúc tốt, độ co ngót ít, có lực nén mạnh, song song với đó là khả năng chịu tải trọng tĩnh và chịu mài mòn cực kỳ ổn định. Tuy nhiên nhược điểm của nó là giòn dễ gãy, chịu va đập kém. 

Gang có 2 loại là gang trắng và gang graphit. Mỗi loại sẽ sở hữu những thành phần và tính chất khác nhau. Thông thường, gang được sử dụng để gia công cơ khí cho thân máy, vỏ máy, bánh đai, bánh răng, ổ trượt, trục cán,…

4.

Vật liệu cơ khí là chất hoặc hợp chất được con người dùng trong quy trình sản xuất cơ khí. Hiểu một cách đơn giản, vật liệu cơ khí là loại nguyên liệu giúp tạo ra nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống như thiết bị điện lạnh, máy móc, dụng cụ kĩ thuật, công trình, nhà cửa,….

Phân loại vật liệu cơ khí

Có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng trong gia công cơ khí. Dựa vào tính chất, chúng ta có thể chia vật liệu cơ khí thành 4 nhóm phổ biến:

Vật liệu kim loại

Vật liệu kim loại là loại vật liệu có tính dẫn điện tốt, có ánh kim, có độ dẻo tốt có thể biến dạng ngay cả ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, vật liệu kim loại kém bền vững hóa học. Vật liệu kim loại phổ biến như thép, gang, đồng, nhôm,….

Vật liệu vô cơ – ceramic

Đặc tính của loại vật liệu vô cơ là tính dẫn điện kém, không biến dạng. Chúng nóng chảy ở nhiệt độ cao và rất giòn. Chúng ta thường tìm thấy vật liệu vô cơ ở các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, gạch thường,….

Vật liệu hữu cơ – polyme

Đây là chất dẫn điện kém, biến dạng ở nhiệt độ cao, bền vững ở nhiệt độ thường và nóng cháy hoặc ở nhiệt độ thấp. Các vật liệu thuộc nhóm này gồm có: PE, PVC, gỗ, cao su và một số vật liệu nhân tạo khác.

Vật liệu kết hợp – compozit

Loại vật liệu này được hình thành nhờ sự kết hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác. Ví dụ như bê tông cốt thép, vật liệu kết hợp giữa kim loại và polyme hoặc giữa polyme và ceramic.

#huynhthin1733xpro

XIN HAY NHẤT💖💖💖💖💖💕

Thảo luận

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247