Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Câu 1: Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ...

Câu 1: Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh? Câu 2: Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản? Câu 3: Cho biết tỉ lệ

Câu hỏi :

Câu 1: Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh? Câu 2: Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản? Câu 3: Cho biết tỉ lệ các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì? Câu 4: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng? Câu 5: Dựa vào đâu để phân ra các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa? Nêu vị trí hình thành và tính chất từng loại khối khí? Câu 6: Phân biệt thời tiết và khí hậu? Câu 7: Nhiệt độ không khí là gì? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí? Câu 8: Khí áp là gì? Trình bày sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái đất? Câu 9: Gió là gì? Nêu tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất? Câu 10: Vì sao không khí có độ ẩm? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước và độ ẩm của không khí? Câu 11: Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa? Trên Trái Đất lượng mưa phân bố như thế nào? Câu 12: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ? Trình bày giới hạn và đặc điểm của từng đới? Câu 13: Sông là gì? Thế nào là hệ thống sông? Lưu vực sông? Câu 14: Lưu lượng sông là gì? Thuỷ chế sông là gì? Nêu mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và thủy chế của sông? Câu 15: Hồ là gì? Có những loại hồ nào? Câu 16: Cho biết độ muối của nước biển và đại dương? Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau

Lời giải 1 :

1,

- Khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất.

- Mỏ khoáng sản là tập hợp tự nhiên các thân khoáng sản đã được đánh giá, thăm dò; có tài nguyên, trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác và chế biến đáp ứng yêu cầu tối thiểu về hiệu quả kinh tế hiện tại và trong tương lai gần.

- Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ.

- Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất.

2,

- Than đá, than bùn, dầu mỏ, ... làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.

- Sắt, đồng, chì, kẽm, ... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu. 

- Muối mỏ, apatit, đá vôi ... dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, đồ sứ, làm vật liệu xây dựng.

3,

- Thành phần của không khí bao gồm: khí Nitơ: 78% khí Ôxi: 21% Hơi nước và các khí khác: 1%

- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp.

4,

Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu, tầng  bình lưu, các tầng cao của khí quyển ...

-Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. - - Đặc điểm tầng đối lưu: + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.

5,

- Dựa vào nhiệt độ, người ta chia ra các khối khí nóng và lạnh

- Dựa vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay lục địa, người ta chia ra khối khí đại dương  hoặc lục địa.

6,

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn tại một địa phương xác định và thời tiết luôn luôn thay đổi. 

7,

- Nhiệt độ không khí là nhiệt độ mặt đất hấp thụ từ Mặt Trời và bức xạ vào không khí → không khí nóng hoặc lạnh. 

-Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí  : ... + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. + Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

8,

- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Các đai khí áp không liên tục do sự phân bổ xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

9,

– Gió là sự chuyển động của không khí từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp.

Gió tín phong

Nửa cầu Bắc : hướng đông Bắc

Nửa cầu Nam : hướng đông Nam

Gió tây ôn đới

Nửa cầu Bắc : hướng Tây Nam

Nửa cầu Nam : hướng Tây Bắc

Gió đông cực

Nửa cầu Bắc : hướng Đông Bắc

Nửa cầu Nam : hướng Đông Nam

10,

– Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm không khí có độ ẩm.

– Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí: Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước => độ ẩm càng cao.

– Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa => không khí đã bão hòa hơi nước.

11,

-  Quá trình tạo thành mây, mưa:

+Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây

+Gặp điều kiện thuận lợi , hơi lượng tiếp tục liên tục làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất

- sự phân bố lượng mưa trên trái đất:

+Mưa nhiều ở vùng xích đạo

 +Mưa ít ở vùng cực và gần cực

 +Phân bố không đồng đều

 12,

– Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu chính:

1 đới nhiệt đới (đới nóng)

2 đới ôn hoà (ôn đới)

2 đới hàn đới (đới lạnh)

Đới khí hậu

Đặc điểm

Đới nóng

(Nhiệt đới)

Hai đới ôn hòa

(Ôn đới)

Hai đới lạnh

(Hàn đới)

Giới hạn:

Từ Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam

Từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc

Từ Chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc

Từ vòng cực Nam đến cực Nam

Đặc điểm khí hậu

– Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau ít.

Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều.

Nóng quanh năm

Gió Tín Phong

Lượng mưa trung bình năm:

1000mm -> 2000mm

Góc chiếu ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong  năm chênh nhau nhiều.

Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

Gió Tây ôn đới

Lượng mưa trung bình năm

500 -> 1000mm

Góc chiếu ánh sáng mặt trời rất nhỏ, thời gian chiếu sáng trong năm dao động rất lớn

Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm

Gió Đông cực

Lượng mưa trung bình năm

Dưới 500 mm

13,

Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. 

- Hệ thống sông là mạng lưới các con sông nhỏ và sông chính, bao gồm: phụ lưu (sông nhỏ cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (các dòng chảy từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
-  Lưu vực sông là khu vực đất đai xung quanh sông, có nước mặt và nước ngầm dưới mặt đất chảy về sông để cung cấp nước liên tục cho dòng chảy của sông. Lưu vực sông lớn thì lượng nước nhiều, lưu vực sông nhỏ thì nước ít. 
- Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.
- Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn, ... )

14,

Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây.

Thủy chế ( chế độ chảy ):

Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và thủy chế:

- Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan.

- Nếu sông chỉ phụ thuộc vào 1 nguồn cung cấp nước thì thủy chế đơn giản.

- Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước thì thủy chế phức tạp hơn.

15,

– Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

– Căn cứ vào tính chất của nước: Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt.

image

Thảo luận

-- Xin lỗi vì mình phải cho thêm một ảnh thì mới trả lời được Cậu đừng quan tâm cái ảnh đó
-- ok

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng 
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm.
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…

Câu 2:

- Năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt,..) => Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.

- Kim loại: -- Nặng ( sắt, titan, crom, ..) 

==> Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim; sản xuất các loại gang, thép,..

-- Màu (chì, kẽm, ..)          

- Phi kim loại ( apatit, thạch anh, cát, sỏi, ..)

=> Nguyên liệu cho sản xuât phân bón, vật liệu xây dựng

Câu 3:

- Thành phần của không khí bao gồm:

  •  Khí Nitơ: 78%
  •  Khí Ôxi: 21%
  •  Hơi nước và các khí khác: 1%

- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp.

Câu 4:

- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Đặc điểm tầng đối lưu:

+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)

+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.

Câu 5:

- Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.

- Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.

*Vị trí hình thành:

- Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh.

- Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.

*Tính chất của từng khối khí:

- Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

Câu 6:

Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió, bão...).

Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn, giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh, sáng trời nắng, chiều trời mưa), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết nhưng các hiện tượng đó lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, tạo ra đặc trưng về khí tượng cho một vùng miền (vd Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khó có thể thay đổi do phụ thuộc vị trí địa lí).

Câu 7:

a. Nhiệt độ không khí: là độ nóng, lạnh của không khí

b. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:

– Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.

– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.

Câu 8:

- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Các đai khí áp không liên tục do sự phân bổ xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Câu 9:

– Gió là sự chuyển động của không khí từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp.

Gió tín phong

Nửa cầu bắc : hướng đông bắc

Nửa cầu nam : hướng đông nam

Gió tây ôn đới

Nửa cầu bắc : hướng tây nam

Nửa cầu nam : hướng tây bắc

Gió đông cực

Nửa cầu bắc : hướng đông bắc

Nửa cầu nam : hướng đông nam

Câu 10:

– Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm không khí có độ ẩm.

– Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí: Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước => độ ẩm càng cao.

– Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa => không khí đã bão hòa hơi nước.

Câu 11:

-  Quá trình tạo thành mây, mưa:

+Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây

+Gặp điều kiện thuận lợi , hơi lượng tiếp tục liên tục làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất

- sự phân bố lượng mưa trên trái đất:

 +Phân bố không đồng đều

 +Mưa nhiều ở vùng xích đạo

 +Mưa ít ở vùng cực và gần cực

Câu 12:

– Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu chính:

+ 1 đới nhiệt đới (đới nóng)

+ 2 đới ôn hoà (ôn đới)

+ 2 đới hàn đới (đới lạnh)

Đới KH

Đặc điểm

Đới nóng

(Nhiệt đới)

Hai đới ôn hòa

(Ôn đới)

Hai đới lạnh

(Hàn đới)

Giới hạn

– Từ Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam

 -Từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc

-Từ Chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

-Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc

-Từ vòng cực Nam đến cực Nam

Đặc điểm khí hậu

– Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau ít.

– Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều.

– Nóng quanh năm

– Gió Tín Phong

– Lượng mưa TB năm:

1000mm -> 2000mm

– Góc chiếu ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong  năm chênh nhau nhiều.

– Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

– Gió Tây ôn đới

– Lượng mưa TB năm

500 -> 1000mm

– Góc chiếu ánh sáng mặt trời rất nhỏ, thời gian chiếu sáng trong năm dao động rất lớn

– Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm

– Gío Đông cực

– Lượng mưa TB năm

   dưới 500 mm

Câu 13:

Sông: là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. 

+ Hệ thống sông là mạng lưới các con sông nhỏ và sông chính, bao gồm: phụ lưu (sông nhỏ cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (các dòng chảy từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
+ Lưu vực sông là khu vực đất đai xung quanh sông, có nước mặt và nước ngầm dưới mặt đất chảy về sông để cung cấp nước liên tục cho dòng chảy của sông. Lưu vực sông lớn thì lượng nước nhiều, lưu vực sông nhỏ thì nước ít. 
+ Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.
+ Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)

Câu 14:

Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây.

Thủy chế (chế độ chảy):

Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và thủy chế:

+ Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan.

+ Nếu sông chỉ phụ thuộc vào 1 nguồn cung cấp nước thì thủy chế đơn giản.

+ Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước thì thủy chế phức tạp hơn.

Câu 15:

– Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

– Căn cứ vào tính chất của nước: Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt.

– Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: hồ vết tích của khúc sông cũ, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo.

Câu 16:

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.

- Nguyên nhân: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau. Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Ví dụ: Biển Việt Nam: 33%o, Biển Ban tích: 32%o, Biển Hồng Hải: 41%o…

Độ muối của các biển và đại dương khác nhau là tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247