Câu 1: Nêu những nét nổi bật của châu á sau năm 1945?
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, một cao trào giải phóng dân tộc đã lan nhanh ra cả châu á, trong đó có nhiều nước lớn như Trung quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...Sau đó gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực ta: Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông). Các nước đế quốc cố duy trì ách trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a…).
Câu 2: "Với diện tích và dân số đông nhất thế giới , châu á từ sau năm 1945 đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc " . bằng kiến thức đã học em hãy làm rõ nhận định trên?
...........................................
Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển
Câu 1:
Những nét nổi bật của châu á sau năm 1945:
- Từ sau năm 1945, một cuộc giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.
- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...
- Nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định vì đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc
- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan,....
- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,....
Câu 2:
"Với diện tích và dân số đông nhất thế giới, châu Á từ sau năm 1945 đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc ". Bằng kiến thức đã học, làm rõ nhận định trên:
- Chính trị:
+ Các giai cấp dần dần đã được dỡ bỏ ở một số nước phát triển
+ Những cuộc đấu tranh mong muốn gỡ bỏ giai cấp bất công liên tục nổ ra
- Xã hội
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: ngang bằng mực trung bình của thế giới (1, 3%), cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, nhưng thấp hơn châu Mĩ và châu Phi.
+ Dân cự châu Á thuộc các chủng tộc: Mông–gô–lô–it, Ơ–rô–pê–ô–li, Ô–xtra–lô–it.
- Kinh tế:
+ Châu Á là khu vực có GDP danh nghĩa lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng lớn nhất khi tính theo sức mua tương đương (PPP).
+ Cuối năm 1990 đến đầu năm 2000: Nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển vượt bậc, có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 8%. Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao các năm gần đây ở châu Á bao gồm: Israel, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,....
+ Thập niên 1980 Kinh tế Trung Quốc đã có sự lột xác sau những cuộc cải cách, GDP của Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247