a. Nguyên nhân, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giwois tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống hòa ước Vecsxai-Oa-sinh-tơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa.
+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, với ý đồ gây chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.
- Thủ phạm gây ra chiến tranh: là phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh.
- Tính chát của chiến tranh:
+ từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
b) thủ phạm
thủ phạm sâu xa nhất là Adolf Hitler,
c. Những chuyển biến to lớn trong tình hình thế giới được tạo ra bởi sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và Châu Á.
- Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực lượng trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Italia, Nhật bị tiêu diệt; Anh, Pháp bị suy yếu; chỉ có Mĩ là lớn mạnh trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống này.
- Chiến tranh kết thúc đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc Châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở Châu Á và Châu Phi.
d) bài học
- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.
- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.)
-phần này ở sgk nhé-
Trình bày nguyên nhân, thủ phạm, tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
*Nguyên nhân sâu xa:
- Chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản→những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa→một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
*Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho những mâu thuẫn trở nên sâu sắc→sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Thủ phạm gây chiến là: phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
*Tính chất của chiến tranh:
+ Từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
Những chuyển biến được tạo ra khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được ra đời ở Đông Âu và châu Á.
- Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống TBCN: Đức bị Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếm đóng, trong khi Áo bị chia cắt khỏi Đức và cũng bị chiếm đóng đóng. Nhật bị quân Mỹ chiếm đóng trong khi Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.
- Chiến tranh tạo điều kiện cho cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc đã làm lung lay, từng bước sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin...
- Hình thành nên trật tự thế giới mới: trật tự 2 cực I-an-ta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực
+ Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ ba cường quốc là Liên Xô, Anh, Mĩ đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945. Hội nghị thông qua quyết định quan trọng về khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 làm thay đổi căn bản tư duy chính trị quốc tế của các cường quốc trên thế giới: nhiều quốc gia từ bỏ tư duy bá quyền, dùng sức mạnh để xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác mà chuyển sang quan hệ bình đẳng, cùng tồn tại hòa bình.
Những bài học được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cần chung tay ra sức bảo vệ nền hòa bình, an ninh thế giới vì chiến tranh đã gây ra rất nhiểu tổn thất về người và của.
- Hiện nay xung đột còn diễn ra tại một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn...
- Đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt sự sống của loài người và nền văn minh của loài người là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247