Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 7. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm...

Câu 7. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Mô hình tông quát của một bài văn nghị luận? Câu 8: Phép luận chủ yếu được sử dụng trong bài "

Câu hỏi :

Giúp mình câu này (trên hình nha)

image

Lời giải 1 :

Câu 8

- luận điểm : + nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước

- thời quá khứ: các tấm gương tiêu biểu , anh hùng dân tộc

lí lẽ: + Tự hào về những trang lịch sử vẻ vang ( kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ)

- hiện tại : rất giống với tổ tiên ngày trước , đoàn kết tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước

+ các lứa tuổi , từ cụ già đến em nhỏ

+ tuyên truyền và hậu phương , các chiến sĩ mặt trận, các công chức phụ nữ và các bà mẹ

+ các giới đồng bào và các tầng lớp xã hội , công nhân, nông dân, điền chủ

 Câu 9

Lật lại những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam, ta thấy rằng ông cha ta đã để lại cho thế hệ trẻ ngày nay nhiều bài học quý giá về sự đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống cũng như trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Những câu tục ngữ đậm đà bản sắc dân tộc đã nói lên điều đó. Mà một trong số đó chúng ta phải nhắc đến câu tục ngữ: 

                                Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                           Người trong một nước phải thương nhau cùng.

  Nhân dân ta là những người có chung tổ tiên, được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con rồng cháu tiên cùng chung một nguồn gốc. Vì vậy mà chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.   Từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, vấp ngã, sai lầm và thất bại cũng là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì ai. Vì lẽ đó mà chúng ta phải biết cảm thông với những người có hoàn cảnh rủi ro, không may gặp trắc trở trong cuộc sống. Con người sống là để yêu thương lẫn nhau. Khi bạn biết chia sẻ, quan tâm đến người khác thì dù có thể bạn không nhận được gì, thế nhưng niềm vui, sự hạnh phúc sẽ đến với bạn. Sống tình cảm là việc cần có ở mỗi người, nó là phẩm chất đạo đức không thể thiếu ở mỗi chúng ta. Nếu sống ích kỉ, chỉ biết cho bản thân, bạn sẽ cô đơn, lạc lõng. Cuộc sống này sẽ chỉ toàn mưu tính, xã hội trở nên vô cảm nếu ai cũng chỉ sống ích kỉ như thế. Hãy biết yêu thương để bạn có thể cảm nhận được sức mạnh của tình thương mang lại. Chính tình thương là động lực lớn lao nhất giúp con người có những động lực mạnh mẽ để vượt qua thử thách của cuộc sống.   Trong lao động, sản xuất ngày nay cũng vậy. Những người dân nghèo, nếu như không có sự giúp đỡ của mọi người thì chẳng thể nào họ có thể thoát khỏi cảnh nghèo túng, khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải trải lòng mình để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh, dù là một việc nhỏ nhất. Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những con người mang trái tim sắt đá, thờ ơ trước những cảnh đời bất hạnh, khốn khổ. Vâng, họ không bao giờ hiểu được giá trị của hai chữ "yêu thương" mà lẽ ra họ cũng có thể nhận được. Yêu thương là biết quan tâm, giúp đỡ người khác với tấm lòng nhân ái. Đưa một em nhỏ hay cầm tay một cụ già, giúp họ qua đường một cách nhanh chóng hơn cũng là một biểu hiện đơn giản của tình thương. Bạn biết chia sẻ nỗi buồn, niềm vui cùng những người khác. Thấu hiểu nỗi niềm như chính mình là người trong cuộc thì bạn là người xứng đáng nhận hai chữ yêu thương từ người khác.   Vậy nên, hãy biết quan tâm đến người khác để cuộc sống thêm ý nghĩa và đầy màu sắc tình yêu. Câu tục ngữ trên là bài học vô giá giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống, về tình thương, sự đùm bọc giữa con người với con người. Hãy học cách để yêu thương và nắm chặt tay nhau cùng vững tin bước qua thử thách của cuộc sống. Chúng ta phải làm điều đó vì chúng ta cùng chung nòi giống con Rồng cháu Tiên hay chỉ đơn giản vì chúng ta là con người!

     ok nha bạn 

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247