Câu 20: Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?
A. Năm 1873, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.
B. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.
C. Năm 1875, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất Thuyết.
D. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 21: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
A. Cải cách kinh tế, xã hội
B. Cải cách duy tân
C. Chính sách ngoại giao mở cửa
D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Câu 22: Chính quyền nhà Nguyễn thương lượng rồi đi đến kí hết hoà ước Nhâm Tuất với Pháp vào thời gian nào?
A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862
B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
C. Ngày 5 tháng 6 năm 1864.
D. Ngày 6 tháng 5 năm 1864.
Câu 23: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.
C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 24: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói
B. Khai thác than và kim loại
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
D. Khai thác điện, nước.
Câu 25: Mở màn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam bằng sự kiện lịch sử nào?
A. Ngày 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
B. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Anh nổ súng đánh cửa biển Đà Nẵng.
C. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
D. Ngày 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Bồ Đào Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
Câu 26: Lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước nào, thực dân Pháp định đem quân xâm lược Việt Nam một cách hợp pháp?
A. Hiệp ước Mác-xai (1788).
B. Hiệp ước Véc-xai (1787).
C. Hiệp ước Hác-măng (1883).
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
Câu 27: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Câu 28: Dưới thời nhà Nguyễn có bao nhiêu đời vua bao nhiêu đời chúa?
A. Chín đời vua, chín đời chúa.
B. Mười đời vua, mười chín đời chúa.
C. Chín đời vua, mười ba đời chúa.
D. Tám đời vua, mười đời chúa.
Câu 29: Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, ai là người đầu tiên củng cố chế độ phong kiến tập quyền?
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Thiệu Trị.
D. Tự Đức.
Câu 30: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo ?
A. Thái Phiên và Trần Cao Vân
B. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh.
C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.
D. Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.
Câu 31:Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả cuộc tấn công của pháp tại Đà Nẵng ?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Nguyễn Trung Trực
D. Trương Định
Câu 32: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày, tháng, năm nào ?
A. Ngày 5-6-1860
B. Ngày 6-5-1862
C. Ngày 5-6-1862
D. Ngày 5-6-1863
Câu 33: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán ?
A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn
B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên
C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt
D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên
Câu 34: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
A. 5.6.1911
B. 6.5.1911.
C. 5.6.1912
D. 6.5.1912.
Câu 35. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1912
B. Từ năm 1897 đến năm 1913
C. Từ năm 1897 đến năm 1914
D. Từ năm 1897 đến năm 1915
Câu 36: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai ?
A.Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Nguyễn Lân
D. Hoàng Tá Viêm
Câu 37: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói
B. Khai thác than và kim loại
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
D. Khai thác điện, nước.
Câu 38: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?
A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B. Tầng lớp tiểu tư sản.
C. Giai cấp công nhân làm thuê.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 39: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?
A. Ở Tuy-ni-di.
B. Ở An-giê-ri.
C. Ở Mê-hi-cô.
D. Ở Nam Phi.
Câu 40 : Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?
A. Bắc Kì và Nam Kì.
B. Trung Kì và Nam Kì.
C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.
D. Trung Kì và Bắc Kì.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247