Câu 1:
a) Cấu tạo của cầu mắt:
- Cầu mắt gồm 3 lớp là:
+ Màng cứng: bảo vệ phần trong tầm mắt. Phía trước màng giác trong suốt để ánh sáng đi vào cầu mắt.
+ Màng mạch: nuôi dưỡng cầu mắt.
+ Màng lưới: chứa tế bào thụ cảm thị giác gồm: tế bào nón và tế bào que.
b) Cấu tạo của màng lưới
- Tế bào nón tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc.
+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
+ Tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng ⇒ảnh rơi ở điểm vàng nhìn rất rõ.
- Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác ko có.
Câu 2:
- Ko nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng vì: cơ chế nhìn thấy một vật của mắt là nhờ với đủ ánh sáng từ vật phản xạ chiếu tới mắt để nhìn thấy được. Tại những nơi thiếu ánh sáng thì sự phản chiếu lại rất thấp. Chính vì vậy mà thủy tinh thể của mắt phải phồng lên để hội tụ ánh sáng hoặc đưa sách tới sắp mắt hơn để việc phản chiếu ánh sáng tốt hơn, nhìn rõ hơn. Thiếu ánh sáng, những tế bào thụ cảm thị giác hình que hoạt động mạnh hơn. Nhưng chất lượng của tế bào hình que lại ko tốt bằng tế bào hình nón. Bởi nhiều tế bào hình que mới kích thích được một tế bào thần kinh thị giác. Lúc đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, mắt phải điều tiết nhiều hơn làm thủy tinh thể luôn phải phồng lên. Lâu dần thói quen này sẽ làm mất năng lực co giãn của mắt gây nên tật cận thị.
- Ko nên đọc sách ở trên tàu xe bị xóc nhiều vì: Lúc ở trên tàu xe, khoảng cách giữa mắt và sách luôn bị thay đổi, khiến cho mắt (mà cụ thể là thủy tinh thể) luôn phải điều tiết liên tục để nhận diện rõ hình ảnh và chữ trên sách. Thêm vào đó những cơ vận động của mắt cũng phải liên tục hướng mắt về phía trang sách, gây ra cảm giác mệt mỏi rất nhanh chóng. Nếu đọc sách trong tình trạng này kéo dài thì mắt sẽ cảm giác rất mệt mỏi. Nếu thói quen này diễn ra nhiều lần sẽ khiến cho mắt nhanh bị cận hoặc viễn thị.
(⇔ Hay nói tóm tắt là: Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều vì sẽ dễ gay ra tật cận thị hoặc viễn thị.)
Câu 3:
- Tai có cấu tạo gồm 3 phần:
+ Tai ngoài: ~ Vành tai: hứng sóng âm
~ Ống tai: Hướng sóng âm
~ Màng nhỉ: truyền và khuyếch đại sóng âm
+ Tai giữa: ~ Chuỗi xườn tai: truyền và khuyếch đại sóng âm
~ Vòi nhỉ: đảm bảo áp xút 2 bên màng nhỉ được cân bằng.
+ Tai trong: ~ Ốc tai: thu nhận kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương và ốc tai màng.
~ Tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong ko gian.
- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa). Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
Câu 4:
- Phản xạ ko điều kiện là phản xạ sinh ra đã có ko cần phải học tập.
vd: khi đụng vào 1 vật nóng có phản xạ rụt tay lại, ...
- Phản xạ ko điều kiện là phản xạ được hình thành trong đoeì sống có thể là kết quả của quá trình học tập, rèn luyền rút kinh nghiệm.
vd: khi gặp đèn đỏ sẽ có phản xạ dừng xe lại, ...
Câu 5:
ảnh dưới (chữ hơi sấu thông cảm tại chép chép cuối năm nên hơi lười)
Câu 6:
- Chức ăng của tinh hoàn: sản xuất tinh trùng,tiết hoocmon testosteron gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì
- Chức ăng của buồng trứng: sản sinh ra trứng, tiết hoocmon ostrogen gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì
Câu 7:
a) Các bộ phận cơ quan sinh dục nam và chức năng của từng bộ phận.
- Tinh hoàn là nơi sản xuất tinh trùng
- Mào tinh là nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo và nằm trên tinh hoàn.
- Ống dẫn tinh là nơi chứa tinh trùng
- Dương vật có chức năng đưa tinh trùng ra ngoài
- Tuyến hành, tuyến tiền liệt có chức năng tiết dịch
b) Các bộ phận cơ quan sinh dục nữ và chức năng của từng bộ phận.
- Buồn trứng nơi sản sinh ra trứng
- Phễu, ống dẫn trứng: thu trứng avf dẫn trứng về tử cung ( đón nhận và nuôi trứng đã thụ tinh phát triển)
- Âm đạo: nơi tiếp nhận tinh trùng
- Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo
Câu1:
*Cầu mắt nằm trong hốc mắt, được bảo vệ bởi mi, mày. Cấu tạo gồm 3 màng:
- Ngoài cùng là màng cứng có chức năng bảo vệ mắt. Phía trước màng cứng có màng giác có ánh sáng đi qua.
- Giữa là màng mạch gồm nhiều mạch máu muôi dưỡng mắt.
- Trong cùng là màng lưới có cấu tạo giống phòng tối, gồm nhiều tế bào thần kinh thị giác là:
+ Tế bào hình nón:tiếp nhận ánh sáng mạnh (ban ngày)
+ Tế bèo hình que:tiếp nhận ánh sáng yếu (ban đêm)
+ Điểm vàng: là nơi tập các dây thần kinh thị giác. Mắt sẽ nhìn thấy khi ảnh rơi lên điểm vàng
-Môi trường trong suốt gồm:
+thủy dịch
+thể thủy dịch
+dịch thủy tinh
* Cấu tạo của màng lưới:Màng lưới ( tế bào thụ cảm ) gồm:
– Tế bào nón:tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
– Tế bào que:tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
– Điểm vàng:là nơi tập trung tế bào non.
– Điểm mù :không có tế bào thụ cảm thị giác.
Câu2:
Khii đọc sách nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nhiều làm cho mắt phải điều tiết nhiều, thể thủy tinh luôn luôn phồng,lâu dần mất khả năng dãn=> bị cận
=>Vì vậy ko nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nhiều.
Câu3:
Tai được chia ra: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ (có đường kính khoảng 1cm).
- Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp nhau. Xương búa dược gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng cửa bầu dục - có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18-20 lần).
-Khoang tai giữa thông với hầu nhờ vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng.
Quá trình thụ nhận sóng âm
-Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
-Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về I vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
Câu4:
-Phản xạ ko điều kiện là phản xạ sinh ra đã có,ko cần phải học tập
VD: tay chạm vào đinh nhọn , rụt tay lại
-Phản xạ có điều kiện là phản xạ đc hình thành trên đời sống cá thể, là kết quả của học tập rèn luyện,rút kinh nghiệm
VD: thấy đèn đỏ thì dừng lại
Câu5:
*Tuyến yên:
-vị trí: nằm ở nền sọ thuộc não trung gian
-chức năng:
+ Tiết hormon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.
+ Tiết hormon ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý trong cơ thể.
*Tuyến giáp:
-vị trí:nằm ở phía trước sụn giáp
-chức năng:hoocmon tuyến và tế bào tuyến trong thành phần có iốt có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
*Tuyến tụy:
-vị trí: nằm ở đảo tụy
-chức năng:tiết ra dịch tuy giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. Ngoài ra, tuyến tuy còn có vai trò tiết hoocmôn tham gia điều hoà đường huyết. Cụ thể: Tuyến tụy - Insulin - Tăng cường chuyển hoá glucổzơ thành glicôgen (ở gan và cơ). - Glucagon - Tăng cường chuyển hoá gỉicôgen thành glucôzơ (xảy ra ở gan).
*Tuyến trên thận:
-vị trí:nằm úp trên 2 quả thận
-chức năng:vỏ tuyến tiết hoocmon điều hòa muối, điều hòa đường huyết, điều hòa sinh dục nam. tủy tuyến tiết hoocmon điều hòa hoạt động tim mạch, hô hấp, cung glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu hạ đường huyết
Câu6:
-Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện các chức năng của tuyến nội tiết.
-Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmon sinh dục nam (testôsterôn); các tế bào nang trứng tiết hoocmon sinh dục nữ (ơstrôgen).
Câu7:
1. Buồng trứng:ở nữ là 1 đg riêng biệt với âm đạo
2. Phễu dẫn trứng:thu nhận trứng và chuyển đến tử cung.
3. Tử cung: đón và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.
4. Âm đạo: nơi tiếp nhận tinh trùng và là lỗ ra của trẻ khi sinh.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247