Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 tìm những câu hỏi lịch sử lớp 8 hay thi...

tìm những câu hỏi lịch sử lớp 8 hay thi vào nhất ( kì 2 nha ) Tìm ít nhất 12 câu nhoaaaa câu hỏi 2143665 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

tìm những câu hỏi lịch sử lớp 8 hay thi vào nhất ( kì 2 nha ) Tìm ít nhất 12 câu nhoaaaa

Lời giải 1 :

Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp Đà Nẵng làm mục tiêu xâm lược nước ta đầu tiên?

Câu 3: Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì được thể hiện như thế nào  ?

Câu 4: Nhân dân Bắc Kì phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào ?

Câu 5: Tính đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp bao nhiêu hiệp ước? Hãy kể tên các Hiệp ước và năm ký kết.

Câu 6: Trình bày nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế vào tháng 7-1885?

Câu 7: Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào ?

Câu 8: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 9: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên thế (1884-1913)

Câu 10: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

Câu 11: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trong các ngành kinh tế ở Việt Nam ? Pháp thực hiện những chính sách trên nhằm mục đích gì?

Câu 12: Nêu các chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Các chính sách trên nhằm mục đích gì ?

Câu 13: Trình bày sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Câu 14: Tại sao đầu thế kỉ XX các nhà yêu nước ở Việt Nam noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

Câu 15: Trình bày những nét chính về cuộc vận động duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908?

Câu 16 : Sử địa phương: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên khi nào ? Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng là gì?

Thảo luận

-- Bạn cho mình cả đáp án nha
-- Câu 1 : Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta đó là: Nguyên nhân sâu xa: Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu…của các nước. Trong khi phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ ph... xem thêm
-- Câu 6 : * Nguyên nhân: - Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. + Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra... xem thêm

Lời giải 2 :

1, Khởi nghĩa Yên Thế:

a, Nguyên nhân bùng nổ:

- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.


+ Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa.

(Mình gửi bên dưới nha)

+ Nguyên nhân thất bại.

- Thực dân Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến để đàn áp phong trào.                                          - Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo, lực lượng còn mỏng và yếu.                                                      - Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế: Hoạt động bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, lực lượng chênh lệch, thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến.

+ Ý  nghĩa lịch sử.

- Nói lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của nhân dân ta.                                                                                                                - Thể hiện tinh thần chống Pháp của giai cấp nông dân mà tiêu biểu là nông dân Yên Thế.                  - Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

+ Điểm khác của cuộc khởi nghĩa này so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.


2, Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

+ Hoàn cảnh ra đời.

- Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nam kì, chuẩn bị mở rộng tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

- Bộ máy chính quyền từ TƯ đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm.

- Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời.

+ Mục đích.

Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những yêu cầu, đề nghị đổi mới.

+ Nội dung.

Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... của nhà nước PK.

+ Tên một số nhà cải cách tiêu biểu.

1, Trần Đình Túc                                   2, Nguyễn Huy Tế                                  3, Đinh Văn Điền

4, Viện Thương Bạc                              5, Nguyễn Trường Tộ                             6, Nguyễn Lộ Trạch

+ Kết cục.

Hầu hết các đề nghị cải cách trên đều không thực hiện được.

+ Ý nghĩa.

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình PK lúc đó.                                                                    - Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người VN hiểu biết, thức thời.                                      - Tạo nền tảng cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX.

3, Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam:

+ Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.

(mình gửi bên dưới ạ)

* Nhận xét:

- Bộ máy cai trị chặt chẽ, thực dân Pháp với tay xuống tận nông thôn.

- Chính sách cai trị hà khắc, mọi việc đều phải thông qua tay Pháp, do các viên quan Pháp chi phối, quản lí, thâu tóm mọi quyền hành.

- Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.

- Chứng tỏ sự yếu kém, nhu nhược của triều đình PK nhà Nguyễn và âm mưu thâm độc muốn độc chiếm cả nước ta của thực dân Pháp, chúng đã tính toán để xây dựng một chính sách khai thác thuộc địa triệt để nhất.

=> Thực dân Pháp xây dựng một bộ máy Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến.

+ Chính sách khai thác về kinh tế.

- Trong nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.                                                              + Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.                                                                                          + Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp đầu tư xây dựng, khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy để tăng cường vơ vét bóc lột kinh tế, phục vụ mục đích quân sự, dễ đàn áp nhân dân ta.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.                                         + Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,... Pháp còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt...

 

+ Chính sách văn hóa, giáo dục.

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, trong một số kì thi có thêm môn tiếng Pháp, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Mở một số cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

 

+ Những chuyển biến của xã hội Việt Nam.

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Bên cạnh việc phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội còn xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp mới.

* Giai cấp cũ:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: 

+ Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm.

+ Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.                                                          + Một số địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân:

+ Chiếm đa số trong xã hội, bị chèn ép, áp bức nặng nề.

+ Một số nông dân bị mất đất, phải ra các thành phố, các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm.

* Tầng lớp, giai cấp mới:

- Giai cấp công nhân:

+ Xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông,…

+ Lực lượng công nhân thời kì này còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống,…)

- Tầng lớp tư sản: 

+ Là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp,  chủ xưởng thủ công, đông nhất là các chủ hãng buôn bán.

+ Bị tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm.

+ Bị lệ thuộc về kinh tế nên chỉ muốn những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động Cách Mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

 

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

 

---Hết---

image
image

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247