Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 1: Dựa vào Át lát trang 9, 13, 14,...

Câu 1: Dựa vào Át lát trang 9, 13, 14, Hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta? Câu 4: a, Sông ngòi nước ta phản ảnh rõ nét đặc điểm khí hậ

Câu hỏi :

Câu 1: Dựa vào Át lát trang 9, 13, 14, Hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta? Câu 4: a, Sông ngòi nước ta phản ảnh rõ nét đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Dựa vào kiến thức đã học em hãy chứng minh cho đặc điểm trên. b, Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi nước ta. c, Tại sao nói "sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định. Câu 1 với câu 4 gấp ạ

image

Lời giải 1 :

Câu 1: Đặc điểm chế độ mưa của nước ta:

a. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:

Nguyên nhân: 

- Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

 - Mặt khác trên lãnh thổ nước ta cũng là nơi hoạt động mạnh của các frong và dải hội tụ nhiệt đới nên có lượng mưa lớn.

b. Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.

- Lượng mưa trung bình năm dưới 800 - 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giangm Bắc Ninh....

Nguyên nhân: 

- Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng...) hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).

- Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 2000 mm và từ 2000 - 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ...

- Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.

- Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.

c. Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương.

- Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ T5 - T10 (mưa mùa hạ - thu).

Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.

- Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau (mưa thu - đông).

Nguyên nhân: 

+ Về mùa hạ: sườn khuất gió mùa Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở Nam Trung Bộ) có mưa ít.

+ Về mùa thu - đông: do tác động của frong và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do hoạt động mạnh của bão nên lượng mưa lớn, nhất là vùng duyên hải ở phía Bắc, còn phía Nam chịu tác động yếu nên có lượng mưa nhỏ.

- Sự tương phản 2 mùa mưa - khô rõ rệt nhất là ở Tây Nguyên và Nam Bộ do các vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên có một mùa khô sâu sắc, lượng mưa nhỏ.

Kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Câu 4:

a, Sông ngòi nước ta phản ảnh rõ nét đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng trên khắp cả nước

+ Có 2360 con sông dài >10km

+ Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc

→ Nguyên nhân: Do nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều. Nhiều sông nhỏ, ngắn và dốc do địa hình ¾ là đồi núi, lãnh thổ hẹp ngang.

- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và Vòng cung

→ Nguyên nhân: Do hướng nghiêng của địa hình VN là TB – ĐN, hướng núi chính là TB – ĐN và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ: 70% - 80% tổng lượng nước cả năm

+ Mùa cạn: 20% - 30%  tổng lượng nước cả năm

→ Nguyên nhân: Do khí hậu nước ta có tính phân mùa:

+ Mùa lũ (trùng với mùa mưa)

+ Mùa cạn (trùng với mùa khô)

- Sông nước ta có lượng phù sa lớn

→ Nguyên nhân: Do địa hình ¾ là đồi núi , mưa tập trung theo mùa.

b, Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi nước ta.

* Thuận lợi:

- Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân

- Khai thác thủy điện

- Đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản

- Phục vụ giao thông, du lịch

- Hoạt động văn hóa và xã hội

- Cung cấp cát

- Bồi đắp phù sa

- Điều hòa khí hậu

* Khó khăn

- Vào mùa lũ, gây lũ lụt, thiên tai, sạt lở

- Nhiều dòng sông, khúc sông bị ô nhiễm → Gây ô nhiễm môi trường sống của con người, gây bệnh tật

c, Tại sao nói: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”.

- Trong số các nhân tố địa lí tự nhiên có tác động tới chế độ nước sông thì nhân tố khí hậu có tác dụng khá quyết định.

- Trong thực tế, điều đó được biểu hiện rất rõ: những nơi có lượng nước rơi lớn, dòng chảy sẽ phong phú, ngược lại, những nơi có lượng nước rơi nhỏ, dòng nước sẽ nghèo nàn.

- Chế độ nước rơi điều hoà thì thuỷ chế sông điều hoà. Khi mưa rất lớn thì nước sông lớn. Ở nước ta 2 mùa khí hậu trùng với hai mùa nước sông trong năm. Về mùa mưa nước sông dâng cao, về mùa khô dòng nước cạn kiệt, làm sông bé lại.

⇒ Tương quan đó có thể biểu diễn bằng một hàm số như đã nói.

VOTE MÌNH 5* NHÉ!

Chúc bạn học tốt

Thảo luận

-- Bạn cho mình CTLHN nhé

Lời giải 2 :

$\text{1.}$- Lượng mưa trung bình năm khá lớn, TB 1500 mm-2000 mm do ảnh hưởng của biển, gió Tây nam ẩm ướt và bức chắn địa hình.

- Lượng mưa phân hóa theo mùa với 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm do chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa.

   + Mùa khô từ tháng 11 - 4, mưa ít, lượng mưa thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh khô và Tín phong khô nóng.

   + Mùa mưa từ tháng 5-10, mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão...

   + Thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau giữa các khu vực, các địa phương.

- Miền Nam, miền Bắc và Tây Nguyên: mưa vào hạ-thu (tháng 5-10) do gió mùa Tây Nam ẩm ướt.

- Duyên hải miền trung mùa hạ khô do nằm ở sườn khuất gió. Mưa vào thu-đông do chịu tác động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão...

- Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương

   + Những khu vực nhiều mưa, lượng mưa rất lớn (>2800 mm/năm): Huế-Đà Nẵng, Móng Cái, Hoàng Liên Sơn... do nằm ở sườn đón gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão...

   + Những khu vực ít mưa, lượng mưa rất thấp (<400 mm/năm): Lạng Sơn, cực nam Trung Bộ...đều nằm ở vùng khuất gió, địa hình thấp hoặc song song với các hướng gió...

   + Khu vực mưa trung bình, (1600-2000 mm/n) phân bố rộng khắp do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động của biển, độ ẩm cao.

$\text{4.}$

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Có tới hàng nghìn sông suối lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ. Vì khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn, trung bình trên 1500 mm/năm.
- Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc còn các sông lớn như sông Mê Kông , sông Hồng thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Do ảnh hưởng của địa hình $\dfrac{3}{4}$ đồi núi là cao nguyên, bề ngang lãnh thổ hẹp, núi lại ăn lan ra sát biển
- Hướng chảy chủ yếu của các sông là Tây Bắc - Đông Nam như sông Hồng, Mê Kông , sông Cả , sông Mã...Do sông ngòi đã phản ánh được hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam. Bên cạnh đó cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung núi (sông Cầu , sông Thương, Sông Lục Nam...). Một số sông miền Trung chảy theo hướng Tây - Đông, vì địa hình ở miền Trung có dãy Trường Sơn ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.
- Chế độ nước chảy của sông phụ thuộc vào tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. Các sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Mùa lũ chiếm tới 78,8 % lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta mang nhiều phù sa : Do lượng mưa trên lãnh thổ nước ta lớn, phần lớn là mưa rào, mưa tập trung vào một mùa. Độ dốc của địa hình của lưu vực dòng sông, dòng chảy ngắn, lưu vực sông nhỏ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp...

b)

Ảnh hưởng đến địa hình

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.

Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất đai dễ bị xói mòn, quá trình xâm thực địa hình diễn ra mạnh; nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình cácxtơ độc đáo với các hang động, suối cạn, thung khô.

Ánh hường đến sông ngòi

Lượng mưa lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước.

Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến theo mùa, theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.

c) - Trong số các nhân tố địa lí tự nhiên có tác động tới chế độ nước sông thì nhân tố khí hậu có tác dụng khá quyết định.
- Trong thực tế, điều đó được biểu hiện rất rõ: những nơi có lượng nước rơi lớn, dòng chảy sẽ phong phú, ngược lại, những nơi có lượng nước rơi nhỏ, dòng nước sẽ nghèo nàn.
- Chế độ nước rơi điều hoà thì thuỷ chế sông điều hoà. Khi mưa rất lớn thì nước sông lớn. Ở nước ta 2 mùa khí hậu trùng với hai mùa nước sông trong năm. Về mùa mưa nước sông dâng cao, về mùa khô dòng nước cạn kiệt, làm sông bé lại.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247