Kho tàng tục ngữ trong văn hóa dân gian Việt Nam rất đa dạng và phong phú, gồm rất nhiều chủ đề mà trong đó nổi bật lên là chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Những câu tục ngữ là đại diện cho trí tuệ và triết kí, kinh nghiệm quý báu của người đi trước đúc rút và truyền lại cho người đời sau. Nhờ có những câu tục ngữ này mà chúng ta hiểu hơn về thiên nhiên về cuộc sống lao động sản xuất.
Trước hết, tìm hiểu về tục ngữ, có thể hiểu một cách đơn giản, tục ngữ là một câu nói, thường diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận định, nhận xét và phán đoán đúc kết ra một quy luật nào đó. Các câu tục ngữ thường ngắn gọn, có hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ và dễ lưu truyền, các câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất thường diễn đạt theo nghĩa đen. Các câu tục ngữ về thiên nhiên đa số dựa trên quy luật vận động của Trái đất:
Xem thêm: Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Phân tích tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Ý nói sự thay đổi thời gian ngày và đêm theo mùa, mùa hạ thì thời gian ban ngày nhiều hơn ban đêm, còn vào mùa đông thì thời gian ban đêm lại nhiều hơn thời gian ban ngày. Cũng tương tự như vậy, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”, “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”, dựa vào chính đặc điểm của trời đất mà dự báo về thời tiết sắp tới. Trời đêm càng trong và cao thì càng nhìn rõ nhiều sao, ban ngày sẽ ít mây và trời nắng, còn nếu như không nhìn thấy sao thì chứng tỏ mây mù nhiều, dễ có khả năng mưa. Khi bầu trời xuất hiện những vầng sáng màu vàng mỡ gà thì đó là báo hiệu cho sự xuất hiện của bão.
“Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, từ quan sát thực tế, nhân dân ta thấy kiến rất nhạy cảm với thời tiết, vào tháng 7 nếu kiến bò nhiều thì có thể xảy ra lũ lụt, cần đề phòng. Về mảng tục ngữ lao động sản xuất, các câu ngắn gọn, cô đọng và súc tích, so sánh cường điệu và có phần nhấn mạnh. Câu “Tấc đất tấc vàng” là sự so sánh giá trị của đất quý như vàng, đất là nguồn tài nguyên quý giá có thể tái sử dụng, không nên lãng phí đất đai.
Xem thêm: [Văn mẫu học trò] Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát
“Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” ý nói về lợi ích của các ngành nghề, lợi ích nhất là nghề nuôi cá, tiếp theo là làm vườn và sau cùng mới là làm ruộng. “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” lại đề cập tới các yếu tố quan trọng và thứ tự của các yếu tố trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quan trọng nhất là nguồn nước, tiếp theo là phân bón, sự cần cù của con người và cuối cùng là loại giống. “Nhất thì, nhì thục”, “thì” ở đây là thời vụ, còn “thục” là đất canh tác, câu tục ngữ khẳng định các khâu trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ và thứ hai là đất canh tác.
Qua các câu tục ngữ trên, ta có thể thấy, các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất cùng có cấu tạo ngắn gọn, thường đối nhau và có vần điệu dễ đọc, dễ nhớ. Tuy hình thức ngắn gọn nhưng nội dung vẫn đầy đủ và được cô đọng hàm xúc, dễ hiểu. Từ những kinh nghiệm được đúc rút trong câu tục ngữ đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
Nghệ thuật - Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
Nội dung
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247