Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Câu 6: Sự phân hóa các đới khí hậu trên...

Câu 6: Sự phân hóa các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là nào? Vĩ độ Câu 7: Nhiệt độ của nhiệt đới k

Câu hỏi :

Câu 6: Sự phân hóa các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là nào? Vĩ độ Câu 7: Nhiệt độ của nhiệt đới khác với hàn đới khác nhau như thế nào? Câu 8: Nhiệt độ và lượng mưa của ôn đới có điểm nào khác so với hàn đới và nhiệt đới? Câu 9: Đới khí hậu nào có lượng mưa nhiều nhất? Câu 10: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào? Câu 11: Nhiệt đới nóng quanh năm là do nguyên nhân nào? Câu 12: Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo lên cực là do nguyên nhân nào? Câu 13. Lưu vực của một con sông là gì? Câu 14: Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông trong bao lâu? Câu 15: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là gì? Câu 16: Chi lưu là gì? Câu 17: Lưu lượng nước sông lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào? Câu 18: Cho bảng sau, em hãy: - So sánh diện tích lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công. - Nêu nhận định về mối quan hệ giữa diện tích lưu vực và lưu lượng nước sông? Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công Chỉ tiêu Sông Hồng Sông Mê Công Diện tích lưu vực (km2) 143.700 795.000 Tổng lượng nước (tỉ m3/năm) 120 507

Lời giải 1 :

Bài làm nek:

Câu 6: Sự phân hóa các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là vĩ độ.

Câu 7: Nhiệt độ của nhiệt đới khác với hàn đới khác nhau :

Đới nóng (nhiệt đới): Lượng nhiệt: nóng quanh năm.

Hàn đới (Đới lạnh) :Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

Câu 8: Nhiệt độ và lượng mưa của ôn đới có điểm  khác so với hàn đới và nhiệt đới:

- Ôn đới (đới ôn hòa):

+ Lượng nhiệt: trung bình.

+ Lượng mưa: 500-1000mm. 

- Hàn đới (Đới lạnh) ;

 + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

+ Lượng mưa: dưới 500mm.

-Đới nóng (nhiệt đới)

+Lượng nhiệt: nóng quanh năm.

+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

Câu 9: Đới nóng (nhiệt đới)  có lượng mưa nhiều nhất

Câu 10: Việt Nam nằm ở đới khí hậu Đới nóng (nhiệt đới)

Câu 11: Nhiệt đới nóng quanh năm là do Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều

Câu 12: Mình ko biết làm

Câu 13. Lưu vực của một con sông là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

Câu 14: Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông trong thời gian $m^{3}$ /s

Câu 15: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế (chế độ nước của sông).

Câu 16: Chi lưu là con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

Câu 17: Lưu lượng nước sông lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố:

-  Diện tích lưu vực.

-  Nguồn cung cấp nước.

Câu 18:

- Sông Mê Công có tổng lượng nước gấp khoảng 4,2 lần tổng lượng nước sông Hồng.

- Diện tích lưu vực của sông Mê Công gấp khoảng 5,5 lần diện tích lưu vực sông Hồng.

-Lưu vực và tổng lượng nước sông lớn hơn số lần, do vậy diện tích lưu vực càng lớn thì tổng lượng nước càng lớn.

Thảo luận

Lời giải 2 :

6. Sự phân hóa các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là vĩ độ.

7. Nhiệt độ của nhiệt đới khác với hàn đới khác nhau là:

- Nhiệt đới:

+ Nhiệt độ: cao, nóng quanh năm

+ Lượng mưa: nhiều, 1000mm - 2000mm/năm

+ Loại gió: gió Tín phong

- Hàn đới:

+ Nhiêt độ: thấp, lạnh giá quanh năm

+ Lượng mưa: ít, dưới 500mm/năm

+ Loại gió: Đông Cực 

8. Nhiệt độ và lượng mưa của ôn đới có điểm nào khác so với hàn đới và nhiệt đới:

- Ôn đới (đới ôn hòa):

+ Nhiệt độ: trung bình. 

+ Lượng mưa: 500-1000mm. 

- Hàn đới (đới lạnh):

 + Nhiệt độ: lạnh quanh năm.

+ Lượng mưa: dưới 500mm.

- Nhiệt đới (đới nóng) 

+ Nhiệt độ: nóng quanh năm.

Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

9. Đới khí hậu nào có lượng mưa nhiều nhất là nhiệt đới.

10. Việt Nam nằm ở đới khí hậu nhiệt đới.

11. Nguyên nhân khiến nhiệt đới nóng quanh năm là do góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau không nhiều.

12. Nguyên nhân khiến nhiệt độ giảm dần từ xích đạo lên cực là do nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo xu hướng giảm dần từ xích đạo về hai cực. Nhiệt độ cao hơn ở khu vực Xích đạo và thấp dần về phía 2 cực, tại cực lạnh giá quanh năm.

13. Lưu vực của một con sông là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

14. Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong thời gian 1 giây.

15. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế.

16. Chi lưu là con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

17. Lưu lượng nước sông lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố:

-  Diện tích lưu vực.

-  Nguồn cung cấp nước.

18. 

- Sông Mê Công có tổng lượng nước gấp khoảng 4,2 lần tổng lượng nước sông Hồng.

- Diện tích lưu vực của sông Mê Công gấp khoảng 5,5 lần diện tích lưu vực sông Hồng.

-Lưu vực và tổng lượng nước sông lớn hơn số lần, do vậy diện tích lưu vực càng lớn thì tổng lượng nước càng lớn.

Chúc bạn học tốt. ^_^

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247