a. CM sông ngòi là hàm số của khí hậu:
- Trong số các nhân tố địa lí tự nhiên có tác động tới chế độ nước sông thì nhân tố khí hậu có tác dụng khá quyết định.
- Trong thực tế, điều đó được biểu hiện rất rõ: những nơi có lượng nước rơi lớn, dòng chảy sẽ phong phú, ngược lại, những nơi có lượng nước rơi nhỏ, dòng nước sẽ nghèo nàn.
- Chế độ nước rơi điều hoà thì thuỷ chế sông điều hoà. Khi mưa rất lớn thì nước sông lớn. Ở nước ta 2 mùa khí hậu trùng với hai mùa nước sông trong năm. Về mùa mưa nước sông dâng cao, về mùa khô dòng nước cạn kiệt, làm sông bé lại. Tường quan đó có thể biểu hiện bằng số hàm như đã nói.
b. Sự phân hoá sông ngòi miền Tây và Bắc Trung Bộ:
– Phân hóa về mật độ:
+ Mật độ sông ở vùng Tây Bắc thấp so với Bắc Trung Bộ.
+ Nguyên nhân là do Tây Bắc có diện tích rộng lớn, phần lớn địa hình là núi non hiểm trở trong khi đó Bắc Trung Bộ có diện tích hẹp nhưng có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển.
– Phân hóa theo hướng chảy:
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông ở Tây Bắc và bắc Bắc Trung Bộ như: sông Đà, sông Mã, sông Cả. Do hướng nghiêng chung của địa hình và hướng các dãy núi, cao nguyên trong miền quy định.
+ Hướng Tây – Đông: Phía Nam Bắc Trung Bộ như: sông Bến Hải, sông Cam Lộ, sông Bồ… Do địa hình hẹp ngang, núi lan sát ra biển, các sông đều bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn và đổ trực tiếp ra biển.
– Phân hóa theo chiều dài và độ dốc (hình thái sông).
+ Sông có chiều dài lớn, độ dốc lòng sông nhỏ hơn: vùng Tây Bắc và Bắc Bắc Trung Bộ. Do sông chảy trong vùng có diện tích rộng lớn nên các sông này có chiều dài lớn và độ dốc trung bình nhỏ.
+ Sông ngắn, nhỏ và dốc: sông phía Nam Bắc Trung Bộ. Do đây là nơi lãnh thổ hẹp nhất nước ta, sông bắt nguồn từ sườn núi cao của dãy Trường Sơn và đổ ra biển.
– Phân hóa về thủy chế:
+ Tổng lưu lượng dòng chảy: sông ở Tây Bắc và Bắc Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng dòng chảy lớn hơn sông ở Nam Bắc Trung Bộ. Do các sông này có diện tích lưu vực và chiều dài lớn trong khi sông ở Nam Bắc Trung Bộ lại có diện tích lưu vực và dòng chảy ngắn.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247