Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 viết đoạn văn cảm nghĩ về chiến tranh 200 chữ...

viết đoạn văn cảm nghĩ về chiến tranh 200 chữ câu hỏi 2222648 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết đoạn văn cảm nghĩ về chiến tranh 200 chữ

Lời giải 1 :

Chiến tranh - hai từ đó sao mà chua xót, đau thương. Chiến tranh là nỗi đau nhân lên muôn phần và khiến con người thấy tuyệt vọng, khổ ải. Nói tới chiến tranh là lòng ta lại sợ hãi, lại ngập tràn những nỗi lo âu. Có gì tươi đẹp đâu sau một cuộc chiến tranh. Ly tán, cách biệt, đau thương, đó là tất cả những nỗi đau mà con người sẽ phải chịu trong cuộc đời. Ta làm sao có thể không chua xót khi thấy nhà cửa tan hoang, không đau khi thấy cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Cuộc đời với nhiều nỗi đau tầng tầng, lớp lớp và bi kịch thì lúc nào cũng đón đợi con người. Bi kịch chiến tranh với tiếng bom ỉnh ỏi, với máu và nước mắt... Bi thương tiếp nối bi thương và làm con người rơi vào đau đớn. CHiến tranh làm gì có kẻ chiến thắng thật sự. Khi lớp người này và lớp người kia cứ ngã xuống đau thương. Có ai muốn đánh cược sự sống nơi đất khách quê người? Chiến tranh, đau thương và gian khổ. Nếu như ta không đủ kiên cường, không đủ bản lĩnh, ta sẽ bị nó nhấn chìm. Tiếng khóc than ai oán của hàng trăm triệu con người vì chiến tranh, vì những ngôi mộ nối tiếp làm ta xót thương. Nhìn những nạn nhân chiến tranh, những conn gười dị hình, ta chua xót, đau đớn. Vì thế, hãy trân trọng hòa bình. Bạn biết không? Được sống trong hòa bình, hạnh phúc hôm nay, khi chiến tranh xa dần, bạn, chính bạn là người hạnh phúc. 

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247