- cuối năm 1928 đến đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ , đòi hỏi phải thành lập 1 tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào .
- Do quan điểm khác nhautrong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên liên tiếp có 3 tổ chức đảng cộng sản ra đời
+ Ở Bắc Kỳ : những hội viên tiên tiến của hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng ( 17 - 6 - 1929 )
+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam cộng sản đảng
+ Ở Trung Kỳ : sự ra đời 2 tổ chức cộng sản kia đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng . Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chị ảnh hưởng của hội Việt Nam cách mạng đảng . Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ( 9 - 1929 )
*Đảng Cộng Sản Việt Nam:
- Sự ra đời: Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế) yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), hai đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng
-Nguyên tắc hoạt động:
+Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng
+Tập thể lãnh đạo ,cá nhân phụ trách là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng
+Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng.
+ Kỷ luật nghiêm minh và tự giác là quy luật phát triển sức mạnh của Đảng
+Đoàn kết thống nhất trong Đảng là nguyên tắc quan trọng của Đảng
* Việt Nam Quốc Dân Đảng:
-Sự ra đời: Vào thập niên 1920, dưới sự thống trị và đàn áp của thực dân Pháp với phong trào chống Pháp, Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội, đã cùng một số người Việt yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.
-Nguyên tắc hoạt động: Tự do – Bình đẳng – Bác ái
* An Nam Cộng Sản Đảng:
- Sự ra đời: Trước ảnh hưởng ngày càng lớn của nhóm Đông Dương, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam Kỳ quyết định cải tổ toàn bộ phận còn lại thành tổ chức cộng sản. Các hội viên tiên tiến của Hội ở Trung Quốc và Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản Đảng vào tháng 8 năm 1929. Đại hội Thành lập được tổ chức tại phòng 1, lầu 2, nhà số 1 đường Philippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực), phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyên tắc:
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247