Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 phân tích và đánh giá tác động của chính sách...

phân tích và đánh giá tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thc dân Pháp đối với KT,XH VN sau chiến tranh TG thứ nhất

Câu hỏi :

phân tích và đánh giá tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thc dân Pháp đối với KT,XH VN sau chiến tranh TG thứ nhất

Lời giải 1 :

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp đối với VN sau chiến tranh TG thứ nhất là:

-Về kinh tế: 

+Đầu tư vốn nhiều nhất vào VN ( chủ yếu là đồn điền cao su ) và khai mỏ ( chủ yếu là mỏ than ), vì cao su và than là hai mặt hành thị trường Pháp và TG có nhu cầu lớn.

+Mở thêm một số các cơ sở công nghiệp như: nhà máy sợi Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội,...

+ thương ngiệp phát triển hơn thời kì chiến tranh. Tư bản Pháp độc chiếm thị trường Đông Dương bằng cách đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của TQ và Nhật Bản.→ Hàng hóa của Pháp nhập vào VN tăng lên rất nhanh.

+Đầu tư phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự: đường sắt xuyên Đông Dương, cầu cảng, bến cáng,...

+Thành lập ngân hàng Đông Dương đại diện thế lực của tư băn tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.

-Về XH: phân hóa sâu sắc

+Giai cấp địa chủ phong kiến: ở nông thôn, gồm đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ yêu nước.

· Đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với pháp. Chúng cướp bóc ruộng đất của nông dân, đẩy mạnh bóc lột và tăng cường kìm kẹp, đàn áp nông dân về mặt chính trị. →Kẻ thù của nông dân và cách mạng VN.

· trung, tiểu yêu nước tham gia cáchmạng khi có điều kiện.

+Giai cấp tư sản: ra đời vào mấy năm sau chiến tranh TG thứ nhất. Lúc đầu, họ là các tiểu chủ đứng trung gian là thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu,đại lí cửa hàng cho tu bản Pháp. Sau khi có một số vốn họ đứng ra kinh doanh riêng trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi,...Bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

· Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng. → Là đối tượng của cách mạng.

· Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên nên có lòng yêu nước chống đế quốc nhưng lại dễ thỏa hiệp, nhượng bộ.

+ Tầng lớp tiểu tư sản có số lượng tang nhanh gồm học sinh, sinh viên, ... Họ bịPháp áp bức chèn ép, có đời sống bấp bênh. Một số sinh viên, học sinh có đk tiếp xúc vs những tư tưởng tiến bô từ bên ngoài. → Có tinh thần hăng hái, là lục lượng của cách mạng.

+Giai cấp nông dân: ttoonf tài từ lâu đời, chiếm 90 phần trăm dân số, bị áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa trên quy mô lớn. → Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

+Giai cấp công nhân: ra đời trước CTTG1, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng, sống tập trung ở các hầm mỏ, đồn điền cao su và các TP công nghiệp. Công nhân VN có những đặc điểm:

·Bị 3 tầng áp bức, bóc lột.

· Có quan hệ gắn bó vs nông dân.

· Kế thùa truyền thống yêu nước.

· Tiếp thu chủ nghĩa Mác Leenin và tư tưởng cach mang tháng 10 Nga từ sớm.

→ Là lực lượng lãnh đạo của cách mạng.

⇒ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thc dân Pháp đã làm cho KT, XH VN ó nhiều chuyển biến:

-KT:

+tích cực: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đươcợc du nhập vào nước ta ở 1 chừng mực nhất định.

+Hạn chế: KT VN phát triển ko cân đối, công nghiệp ko phát triển và lệ ∈ vào KT Pháp.

-XH:bị phân hóa sâu sắc, bên cạnh những giai cấp cũ xuất hiện những giai cấp mới. mỗi giai cấp có nguồn gốc xuất thân, vị trí XH $\neq$ nhau → thái độ chính trị và khả năng cách mạng $\neq$ nhau. 

  

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đối với kinh tế: kinh tế việt nam có sự chuyển biến theo hướng tích cực,tuy nhiên chỉ phát triển cục bộ ở một số nơi,trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch giữa các vùng miền

Đối với xã hội : cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 đã dẫn tới sự phân hoá sâu sắc trong xã hội,xuất hiện thêm nhiều giai cấp tầng lớp mới:

địa chủ phân hoá thành 3 bộ phận: đại địa chủ trung và tiểu địa chủ.Đại địa chủ làm tay sai cho pháp,đây được coi là đối tượng của cách mạng,trung và tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước tạo thêm lực,ượng mói cho cách mạng

giai cấp tư sản phân hoá thành 2 bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc.Tư sản mại bản có tiềm lực về kinh tế và làm tay sai cho pháp. Tư sản dt có tinh thần yêu nước tuy nhiên thái đọ không kiên định dễ thoả hiệp

giai cấp công nhân là lực lượng sôi nỏi,là lực lượng tiến bộ có đầy đủ các đặc điểm của công nhân chung trên tg, có khă nănglãnh đạo cách mạng,là lực lượng nong fcoots của cách mạng

nông dân là lực lượng đông đảo của xã hội sẵn sàng đấu tranh gpdt

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247