Trang chủ Sinh Học Lớp 8 2. Vai trò của hệ tiêu hóa và hệ hô...

2. Vai trò của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Câu 3. Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim. Vì sao tim hoạt độn

Câu hỏi :

2. Vai trò của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Câu 3. Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim. Vì sao tim hoạt động liên tục suốt đời mà không biết mệt mỏi? Câu 4. a. Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. b. Thành phần nơron của một cung phản xạ và chức năng của mỗi thành phần đó. *Ko chép mạng ạ, em đang cần gấp nên mn làm ngay nhé

Lời giải 1 :

2. Vai trò của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

Hệ hô hấp: Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

Hệ tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

Câu 3. Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim. Vì sao tim hoạt động liên tục suốt đời mà không biết mệt mỏi?

-Tim co giãn theo chu kỳ.
- Mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:
+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.
+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.
+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.
Vậy : Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

Vì:

   Tim co, dãn có tính chu kỳ
Chu kì tim là (0,8s):
Bắt đầu là pha co tâm nhĩ: 0,1s( nghĩ 0,7s)
Tâm thất co:0,3s( nghĩ 0,5s)
Pha dãn chung:0,4s( nghĩ 0,4s)
=) Tim hoạt động không mệt mỏi.
Nhịp tim = 75 chu kì trong 1'.

Câu 4. a. Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.

Tế bào là đơn vị cấu trúc :

   - Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.

   - Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,...

- Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.

   - Ví dụ :

 + Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.

    + Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.

    + Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

    + Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

b. Thành phần nơron của một cung phản xạ và chức năng của mỗi thành phần đó.

- Có 3 loại nơron tạo nên cung phản xạ:

   + Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).

   + Nơron trung gian (nơron liên lạc).

   + Nơron li tâm (nơron vận động).

- Thành phần một cung phản xạ gồm:

   + Cơ quan thụ cảm. 

   + 3 nơron (hướng tâm, trung gian, ly tâm).

   + Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng). 

Vậy, cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm, qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến). 

Tuy nhiên, sau đó cơ quan thụ cảm lại phát xung thần kinh báo về trung ương tình trạng của phản ứng giúp trung ương nhận biết kết quả của phản ứng, để có thể có sự điều chỉnh cho thích hợp. Thông báo tình trạng phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương chính là thông tin ngược.

Như vậy, cơ thể biết được phản ứng đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích hay chưa là nhờ thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Nếu chưa đáp ứng được thì trung ương tiếp tục phát lệnh để điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời.

Chúc bạn học tốt

Thảo luận

-- Mik cảm ơn. Trưa cô mik gửi điểm rùi mik cho bạn sao sau nhé
-- Ok
-- Xin câu trả lời hay nhất nha bạn!

Lời giải 2 :

Đáp án

 2 .

- Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

-Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

- Hệ bài tiết lọc máu để giữ lại các chất cần thiết và thải ra các chất bã, độc hại ra khỏi cơ thể thông qua mồ hôi, nước tiểu

3 .

-Tim co giãn theo chu kỳ.

- Mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:

+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.

+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.

+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.

Vậy : Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

Vì tim hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì chia thành từng pha giữa các pha tim đều có thời gian nghĩ. thời gian nghỉ của tim và thời gian tim hoạt động gần như bằng nhau cũng có thời gian nghỉ và làm việc. Vì tim hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì chia thành từng pha giữa các pha tim đều có thời gian nghỉ. Thời gian nghỉ của tim và thời gian tim hoạt động gần như bằng nhau cũng có thời gian nghỉ và làm việc nên tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi.

4.

a)

⇒ Tế bào là đơn vị chức năng :

   - Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.

   - Ví dụ :

 + Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.

    + Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.

    + Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

    + Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

⇒ Tế bào là đơn vị cấu trúc :

   - Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.

   - Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,...

b) ⇒ Một cung phản xạ đơn giản gồm có :

(1) cơ quan thụ cảm

(2) nơron cảm giác

 (3) trung khu  thần kinh

(4) nơron vận động

(5) cơ quan thực hiện.

⇒ Chức năng của mỗi thành phần đó là:

 +) (1) cơ quan thụ cảm: Cơ quan thụ cảm được trang bị các cảm biến phân tử cụ thể, giúp phát hiện nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh và một số hóa chất có hại.

+) (2) nơron cảm giác: Truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.

+) (3) trung khu thần kinh:  khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.

+) (4) nơron vận động: Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng.

+) (5) cơ quan thực hiện: Liên hệ giữa các nơron

Giải thích các bước giải:

 2 : Bài 31 sinh học 8: Trao đổi chất

3 : Bài 17: Tim và mạch máu

4. a)Chương 6. Trao đổi chất và năng lượng.

    b) Bài 6 : Phản xạ.

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247