Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nhà văn Nga Sê-khôp nói: “Một nghệ sĩ chân chính...

Nhà văn Nga Sê-khôp nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” Em hãy chứng minh nhận định trên qua văn bản "sống chết mặc bay

Câu hỏi :

Nhà văn Nga Sê-khôp nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” Em hãy chứng minh nhận định trên qua văn bản "sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tôn , từ đó hãy liên hệ với tinh thần nhân đạo có trong văn bản " Bánh Trôi nước" của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Lời giải 1 :

I, MB: Sê-đrin đã từng nói "Nghệ thuật nằm ngoài quy luật băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết". Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật có sức hấp dẫn và trở nên bất tử? Ở tài năng hay tấm lòng của người cầm bút? Để trả lời cho câu hỏi ấy, Sê-khốp, nhà văn hóa lỗi lạc của nước Nga đã khẳng định "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Nhận định ấy thật đúng đắn, tiêu biểu qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn.

II, TB 

1, Giải thích 

- Người nghệ sĩ chân chính là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là "nâng đỡ" cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn", tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người. 

- Trong bốn thành tố tạo nên chu kì của 1 quá trình sáng tác và thưởng thức văn học (thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc) thì nhà văn, với tư cách là một chủ thể sáng tạo đóng vai trò quan trọng nhất. Một phẩm chất đầu tiên dễ thấy nhất ở các nhà văn chân chính phải là nhà văn nhân đạo. Sê-khốp coi nhân đạo là gốc rễ, là nền tảng của tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính cần phải trau dồi cái gốc ấy và nghệ thuật của anh phải là sự lên tiếng, sự thăng hoa trên nền tảng nhân đạo ấy. Ông đặt nhà nhân đạo cao hơn nhà nghệ sĩ. Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không phải chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Con người nói chung, người nghệ sĩ nói riêng phải coi trọng cái tâm ấy, lấy tâm làm gốc "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" (Nguyễn Du). 

2. Bình luận

Ý kiến của Sê-khốp hoàn toàn đúng đắn vì:

- Là người sáng tạo ra nghệ thuật cho con người và cuộcđời, người nghệ sĩ không thể thiếu một tấm lòng rộng mở, một trái tim giàu cảm xúc đón nhận những âm vang cuộc đời. Vì thế không phải ngẫu nhiên những nhà văn lớn trước hết là những nhà nhân văn chủ nghĩa. Họ vui cái vui của bao người khác, đau khổ trước nỗi đau của đồng loại, hân hoan vui sướng trước những điều tốt đẹp. Tình thương cho phép người ta sống sâu sắc, sống đến tận đấy những điều mà người chân chính phải có được trong mình một sự hài hòa như thế. 

- Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bàng chính tình cảm của con người. Do vậy, phải xuất phát từ tình cảm chân thực.

- Độc giả luôn mong đợi những trang viết chức đựng lòng yêu thương chân thnahf của nhà văn. Chỉ những  trang viết như thế mới có sưc sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.

3. Chứng minh

a, Truỵen ngắn Sống chết mặc bay chan chứa tinh thần nhân đạo thông qua việc tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. Ở đây, đại diên chính là hình ảnh tên quan phụ mẫu xấu xa,vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm 

Nổi bật trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" ấy chính là hình ảnh quan phụ mẫu. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh viên quan phụ mẫu  không đánh đạp, chưa ăn đút lót của dân nhưng vẫn là kẻ lòng lang dạ thú.

Quan phụ mẫu trong văn bản ‘’Sống chết mặc bay“  được tác giả khắc họa là một người sống vô trách nhiệm, “lòng lang dạ thú“ đến táng tận lương tâm. Để làm nổi bật điều này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản, miêu tả giữa cảnh dân chúng lầm than trước cảnh đê vỡ và hình ảnh quan phụ mẫu ung dung, uy nghi chơi tổ tôm trong đình. Nguy cơ vỡ đê là rất cao, tình thế rất căng thẳng, cấp bách. Âý vậy mà bên trong đình Viên quan đi hộ đê thì ngồi  ở chỗ cao ráo, an toàn, người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Trong khi quan  phụ mẫu được gọi là cha mẹ của dân, là người lo lắng cho dân. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt. Là mệnh quan phụ mẫu, là cha mẹ của dân mà lại có những hành động như vậy, quả thật là vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ.

Như vậy, sự thối nát của triều đình, của xã hội phong kiến nửa thực dân đã được thể hiện 1 chân thực qua hình ảnh tên quan phụ mẫu. Sự vô trách nhiệm ấy đã khiến cho nhân dân rơi vò cảnh lầm than. 

b, Đó còn là tiếng lòng cản thông, xót xa của tác giả trươc sự lầm than, cơ cực của những người dân đang ra sức chống lại bão lụt, cứu lấy con đê đang có nguy cơ vỡ.

Không gian bấy giờ là trời mưa tầm tã,nước sông đang lên rất to và con đê sắp không chịu được sức nước.Lại vào thời điểm là 1 giờ đêm trời khuya,tối càng làm tăng thêm sự khó khăn,vất vả. Không những thế trời lại mưa tầm tã không dứt và ngày càng mưa lớn hơn. Không những thế trời lại mưa tầm tã không dứt và ngày càng mưa lớn hơn. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Con đê 2,3 đoạn đã thẩm lậu và nguy cơ vỡ là điều dễ xảy ra.  Cảnh dân chúng hộ đê được tảqua  hình ảnh: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người...kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy... người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.  Âm thanh với trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau.. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn...nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên... Tác giả đặt đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ nhằm dựng cảnh dân đang lo chống chọi với nước đê để cứu đê. Chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược khác sẽ diễn ra ở trong đình..

Cách miêu tả gợi cảnh tượng hộ đê vừa nhốn nháo, căng thẳng vừa nhếch nhác, thảm hại cùng kiệt sức lực của người dân. Sự bất lực của sức người trước sức trới. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước. Đoạn văn cho thấy thiên tai đang ẩn chứa một nỗi nguy hiểm to lớn đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của người dân. Sự xót xa, thương cảm của nhà văn được bộc lộ thật rõ

4, Liên hệ với tinh thần nhân đạo có trong văn bản " Bánh Trôi nước" của nhà thơ Hồ Xuân Hương

" Bánh Trôi nước" của nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng là tác phẩm tiêu biểu cho nhân định của nhà văn Sê khốp. Đó là sự ngợica, trân trọng vẻ đpẹ của con người. Trong "Bánh trôi nước", Hồ Xuan Hương đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn.  "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Hai vế tiểu đối (trắng-tròn) đó chính là vẻ đẹp tạo hóa đáng trân trọng, vẻ đẹp duyên dáng đã  làm nên cái nữ tính đáng yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đáng được nâng niu. Câu thơ ánh lên niềm tự hào muôn thủơ của phái đẹp qua cách sử dụng cặp quan hệ từ: Vừa- vừa. Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN. Đó còn là vẻ đẹp tâm hồn "Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Tấm lòng son ở đya chính là sự thủy chung, son sắt, trước sau một lòng của người phụ nữ.  Đó còn là lời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đpạ lên quyền sống của con người. Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc :“Bảy nổi ba chìm với nước non,Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Đó là 1 cuộc sống bấp bênh, chìm nổi. Qua đó, nhà văn thể hiện sự thương xót, đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Hồ Xuân Hương xứng đáng là người nghệ sĩ chân chính. 

5, Đánh giá chung

Trở lại với ý kiến của Sê-khốp ta thấy tư tưởng của văn hào chừng mực và đúng đắn. Nhà văn xác định phần cốt tử của 1 nghệ sĩ chân chính phải là nhân đạo chứ không coi thường giá trị nghệ thuật khác. Có nhìn nhận như thếchúng ta mới hiểu đúng tư tưởng của Sê-khốp và như thế mới tiếp cận được chân lí nghệ thuật- một lĩnh vực vốn dĩ hết sức phúc tạp.

- Nhưng có lẽ cần phải nói thêm rằng nếu chỉ có 1 cái tâm đơn thuần cũng khó có thể có nghệ thuật. Cái tâm đành rằng là gốc, nhà nhân đạo đành rằng là nền tảng nhưng nếu thiếu cái tài, thiêu một nhà nghệ sĩ thực sự thì cái tâm cũng không thể thăng hoa, kết tinh thành văn chương nghệ thuật được. Ngừi nghệ sĩ chân chính phải có được trong mình 1 sự hài hòa như thế. 

III, KB: Với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác khác, ngươif đọc có thể cảm nhân được tấm lòng yêu thương của con người của các nhà văn, người nghệ sĩ chân chính. Điều đó góp phần khẳng định ý kiến của Sê-khốp hoàn toàn đúng đắn

Thảo luận

-- chuyên gia vẫn onl ạ

Lời giải 2 :

Có lẽ cần bắt đầu từ quy luật lớn của nghệ sĩ nói chung và văn học nói riêng. Các Mác, nhà triết học duy vật biện chứng thiên tài đã đề cập đến quy luật của cái đẹp, đồng chí Lê Duân thì nói cụ thể hơn: ... Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tỉnh cảm. Vậy là, tình cảm chứ không phải yếu tố nào khác, chính là ngọn nguồn sâu xa nhất cùa cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp. Không có tình cảm thì không thể có cái đẹp chân chính. Là người sáng tạo ra cái đẹp. là nguồn sống của cái đẹp, là người sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật cho con người và cuộc đời, người nghệ sĩ không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt, phong phú và sâu sac. Trái tim ây phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời. phải dồi dào và nhạy cảm hon đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu có hơn những người bình thường. Không có một trái tim như thế, đừng nói gì đến sáng tạo nghệ thuật. Có lẽ nhìn thấu vân đê này, mà trong lĩnh vực thơ chẳng hạn, người ta đều thấy vai trò quyết định của tình cảm. Lê Quý Đôn nói: Thơ khới phát từ trong lòng người. Có nghĩa là tình cảm quyết định đến sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần. Nghĩa là tình cảm quyết định đến chất lượng cùa thơ. Rõ ràng tình cảm là yếu tố quyết định đến sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của nghệ thuật. Tất nhiên, trong văn chương nghệ thuật, nói tình cảm trước hết là nói lòng thương yêu, tình nhân đạo.vậy đó mới chính là một người nghệ sĩ cần thiết và chân chính nhất

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247