Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đặc trưng của truyện thần thoại và cổ tích (không...

Đặc trưng của truyện thần thoại và cổ tích (không phải là những đặc trưng được nêu trong sách giáo khoa đâu ạ, mà là những đặc trưng có tính chuyên sâu hơn, có

Câu hỏi :

Đặc trưng của truyện thần thoại và cổ tích (không phải là những đặc trưng được nêu trong sách giáo khoa đâu ạ, mà là những đặc trưng có tính chuyên sâu hơn, có thể dùng được trong bài của học sinh giỏi) hoặc những câu nhận định hay về thần thoại và cổ tích.

Lời giải 1 :

 Thần thoại: 

Đặc trưng: Vũ trụ quan tộc người được bộc lộ qua sự tổng hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật.

+ Tính nguyên hợp điển hình

Đặc trưng bởi một nhận thức có tính tổng hợp tự nhiên mà kết quả là trong các hình thái ý thức xã hội đặc thù thần thoại chứa đựng rất nhiều yếu tố: triết học, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, nhân học….ở trạng thái sơ khai.

Đặc trưng nguyên hợp của thần thoại là hệ quả của một trình độ tư duy đặc trưng của con người trong tư cách chủ thể sáng tạo văn hóa nguyên thủy.

Đặc trưng tư duy thần thoại là kiểu tư duy tổng thể, một mặt phản ánh quan niệm “vạn vật hữu linh”, một quan điểm có tính phổ quát và tự nhiên trong vô thức tập thể nguyên thủy, mặt khác nó cũng phản ánh một kiểu nhận thức thực tại còn rất nhiều sai lệch, huyễn hoặc và điều này là có thật.

 + Tính lãng mạn trong tư duy phức thể huyền thoại.

Thần thoại trong vũ trụ của lời nói, lời kể của người đặt truyện nhuần thấm tính thiêng trong tâm thức chủ nhân thần thoại đã tham gia một cách tự nhiên vào các sinh hoạt lễ thức và tập tục, các hoạt động lao động và buông xả, các hình thức giải trí và hóa trang, những lời cầu nguyện và câu phù chú cùng các bài ca nghi lễ ... tạo nên một phức thể yếu tố hợp thành.

Đặc trưng của truyền thuyết: 

Một là có tính hư cấu lịch sử:

+ Truyền thuyết khởi đầu bằng chức năng kể sử truyền đời và là “lịch sử hư cấu”. Khi phát triển đến đỉnh cao cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, truyền thuyết trở thành thể loại văn học tự sự dân gian “hư cấu lịch sử”. + Theo Kiều Thu Hoạch, sự thật lịch sử trong truyền thuyết là sự thực nghiền ngẫm, cái thực về mặt tâm lí chứ không phải cái thực về mặt lịch sử (Trần Quốc Vượng). Những biểu hiện: tính lịch sử, yếu tố lịch sử, chất sử được hiểu là biện pháp nghệ thuật: Tính hư cấu lịch sử.

+ Tính hư cấu lịch sử tạo nên cái cốt lõi lịch sử. Nhưng cốt lõi lịch sử không phải là lịch sử đích thực, hoàn toàn như thực.

Hai là phản ánh lịch sử một cách độc đáo:

+ Tính sử trong truyện của truyền thuyết là đặc trưng khu biệt của truyền thuyết so với thần thoại, cổ tích.

+ Truyền thuyết kể sử truyền đời, tái hiện bản thân lịch sử một cách thẩm mĩ.

+ Trong lịch sử dựng nước, truyền thuyết là nguồn tài liệu phi lịch sử duy nhất phản ánh nguồn gốc giống nòi, dân tộc và giáo dục ý thức lịch sử trải nhiều thế hệ.

+ Trong lịch sử giữ nước, truyền thuyết vẫn tiếp tục phản ánh lịch sử một cách độc đáo về chủ nghĩa anh hùng tập thể với âm hưởng ngợi ca.

+ Không thể nói tất cả “cốt lõi lịch sử” trong mọi truyền thuyết đều là “sự thật lịch sử nhưng trong những trường hợp cụ thể, nó lại mang chứa sự thật – biểu hiện độc đáo lịch sử của truyền thuyết dân gian.

Ba là sự gắn bó sâu sắc, sống động và bền vững giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội.

+ Do là sự kết hợp độc đáo giữa “sự thật” và “hư cấu” trong mối quan hệ giữa folklore với thực tại biểu hiện đặc trưng thể loại nên nó thường xuất hiện giữa các nghi thức thờ cúng thần thành hoàng, trong các lễ hội…

 

Thảo luận

-- Còn nữa không ạ? (๑•﹏•)
-- mình chỉ tìm kiếm, đọc và viết được đến thế thôi ạ! Nếu bạn muốn bổ sung, bạn có thể tham khảo giáo trình của các tác giả: ĐInh Xuân Khánh, Đỗ BÌnh Trị, Vũ Anh Tuấn....
-- Cảm ơn bạn rất nhiều. (๑•﹏•)

Lời giải 2 :

@Kin

Đặc trưng của truyện thần thoại và cổ tích (không phải là những đặc trưng được nêu trong sách giáo khoa đâu ạ, mà là những đặc trưng có tính chuyên sâu hơn, có thể dùng được trong bài của học sinh giỏi) hoặc những câu nhận định hay về thần thoại và cổ tích.

=>  Là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

=> Lúc nào cũng khuyên nhủ, dạy bảo con người dưới hình thức lí thú và nhiều khi ngụ ý một cách bóng bẩy.

=> Ca ngợi và bênh vực cho đạo đức con người thông qua nhân vật lí tưởng/kiểu mẫu. Nhân vật lí tưởng thường bao giờ cũng là người tài năng và có nhân cách vượt trội song là những con người nhỏ bé, số phận bất hạnh. Nhân vật lí tưởng mang đạo đức, tài năng của nhân dân, những giá trị đạo đức được thừa nhận nên họ nhận được sự giúp đỡ từ các thế lực thần kì. Nhân vật lí tưởng thường được các lực lượng thần kì thử thách về đạo đức và tài năng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247