Các quốc gia cổ đại phương Tây đạt nhiều thành tựu về khoa học hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, vì:
* Về phía các quốc gia cổ đại phương Đông:
- Hình thành ở lưu vực các con sông lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lấy nghề nông làm gốc. => Do vậy nên ít có giao lưu giữa các vùng, nên điều kiện để tiếp thu văn hóa hạn chế.
- Do hạn chế khách quan về nhận thức cũng như tư duy tư tưởng tổng hợp, hướng tới một thế giới cao thiêng của con người nên các nền văn minh phương Đông chỉ dừng ở mức hiểu biết cơ bản chứ chưa được nâng lên trở thành khoa học.
* Về phía các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Nằm ở ven biển, đất đai ít màu mỡ không thuận lợi phát triển nông nghiệp mà các nghành thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển. Diễn ra sự trao đổi hàng hóa, học hỏi, giao lưu giữa các vùng => văn hóa phát triển mạnh.
- Do điều kiện tự nhiên, lối sống xã hội - kinh tế nên hình thành ở họ một lối tư tưởng duy vật hơn, họ đi từ cái chung đến cái riêng, thích tìm hiểu đến cùng sự thật của sự vật - sự việc nên tư duy khoa học của họ phát triển hơn hẳn với người phương Đông.
- Vì ra đời và phát triển sau nên có thể tiếp thu những thành tựu của văn hóa phương Đông. Từ những yếu tố khoa học tiền đề mà người phương Đông cổ đại để lại, họ đã nghiên cứu, tìm hiểu chúng và phát triển chúng trở thành những tri thức khoa học được nhân loại thừa nhận và từ đó, họ tìm ra được tri thức khoa học mới, các thành tựu văn hóa - văn minh mới.
Phương đông là cái nôi của loài người,thời cổ đại thì phương đông có những điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để xã hội phát triển và hình thành nên các nền văn hóa, qua đó mà nó ra đời sớm hơn, phát triển mạnh trong giai đoạn từ khoảng thiên niên thứ 2 (TCN) trở về trước, nó để lại cho nhân loại nhiều yếu tố thành tựu khoa học quan trọng, có vai trò làm thay đổi cuộc sống xã hội của nhân loại. Tuy nhiên do hạn chế khách quan về nhận thức cũng như tư duy tư tưởng tổng hợp, hướng tới một thế giới cao thiêng của con người các nền văn minh phương đông mà no các yếu tố khoa học đó vẫn chưa trở thành những hiểu biết tri thức khoa học.
Các nền văn minh phương tây cổ đại (gọi chung là văn minh Hy - La) ra đời từ thời kỳ tiền văn minh Hy Lạp (khoảng thiên niên kỷ 3 TCN đến năm 1200TCN) trên vùng đất duyên hải Nam Âu (khoảng 1200TCN đến thế kỷ thứ 5), do điều kiện tự nhiên, lối sống xã hội - kinh tế có nhiều điểm khác với văn minh phương đông cổ đại nên hình thành ở họ một lối tư tưởng duy vật hơn, ho đi từ chung đến cái riêng, thích tìm hiểu đến cùng sự thật của sự vật - sự viêc nên tư duy khoa học của họ phát triển hơn hẳn với người phương đông, từ những yếu tố khoa học tiền đề mà người phương đông cổ đại để lại, họ đã nghiên cứu, tìm hiểu chúng và phát triển chúng trở thành những trị thức khoa học được nhân loại thừa nhận và từ đó, họ tìm ra được tri thức khoa học mới, các thành tưu văn hóa - văn minh mới.
=> văn hóa phương tây cổ đại ra đời sau văn hóa phương đông cổ đại và được thừa hưởng một kho tàng các thành tựu văn hóa - văn minh to lớn cuat văn hóa phương đông cổ đại, đó là nền tảng cho sự phát triển rực rỡ tiếp theo của văn minh phương tây cổ đại, đó là một trang sử phát triển liên tục của văn minh nhân loại
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247