Câu 1:Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?
- Trước sự tăng cường can thiệp của các nước phương Tây, Nhật Bản đã lựa chọn con đường canh tân để phát triển đất nước.
Tháng 1/1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự
+ Về kinh tế: Chính phủ Nhật Bản đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống, giao thông liên lạc…
+ Về chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học phương tây.
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài.
- Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bẳn công nghiệp.
Câu 2:Em hãy cho biết tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
ình hình các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc:
+ Một số nước đi vào con đường chủ nghĩa tư bản muộn, phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa như Đức, Áo-Hung.
+ Các nước đế quốc “già” tốc độ phát triển chậm lại nhưng chiếm phần lớn thuộc địa như Anh, Pháp, Nga. Vì thế mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt, từ đó những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa đã diễn ra.
Câu 1: Cuộc Duy tân Minh Trị:
- Năm 1868, vua Minh Trị (niên hiệu là Meiji) lên ngôi. Thấy sự suy yếu của chế độ mạc phủ Tokugawa, cùng đứng trước sự lựa chọn: cải cách duy tân đâất nước để hiện đại hoá theo lối phương Tây, hoặc là miếng mồi ngon cho phương Tây xâm lược. Thế là ông đề ra một loạt cải cách:
+ Về kinh tế:
* Cải cách, thống nhất tiền tệ
* Xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
* Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... để phục vụ liên lạc.
+ Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ; đưa tư sản và quý tộc tư sản lên nắm quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú ý phát triển khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử nhưững học sinh ưu tú đi du học.
+ Về quân sự: Thay chế độ trưng binh bằằng nghĩa vụ quân sự, cách huấn luyện và tổ chức theo kiểu phuơng Tây. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng ...
`=>` Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây.
Câu 2:
Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX `-` đầu thế kỉ XX:
+ Sự cạnh tranh gay gắt giũữa Nhật Bản cùng các đế quốc trẻ làm thế lực của các đế quốc già suy yếu nhanh chóng.
+ Chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh bùng nổ nhằm chia lại thuộc địa trên thế giới.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247