Trang chủ Sinh Học Lớp 7 1. Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật...

1. Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh 2. Bài 4: Trùng roi : nêu cách di chuyển, dinh dưỡng 3.Bài 5: trùng giày, tr

Câu hỏi :

Giúp với ạ Chiều mình thi

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

BÀI 2

HÌNH

BÀI 4

TRÙNG ROI
1. Cấu tạo và di chuyển
- Cấu tạo cơ thể gồm 1 tế bào (đơn bào)
- Di chuyển nhờ roi
2. Dinh dưỡng
- Dinh dưỡng: vừa tự dưỡng vừa di dưỡng
- Hô hấp: qua màng cơ thể
- Bài tiết nhờ không bào co bóp

3. Sinh sản
- Trùng roi sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi theo chiều dọc.
II. TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI
- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về
nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

BÀI 5

I. TRÙNG BIẾN HÌNH
1. Cấu tạo và di chuyển
- Cấu tạo: là cơ thể đơn bào
- Di chuyển: nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.
2. Dinh dưỡng
- Dinh dưỡng: dị dưỡng, nhờ không bào tiêu hóa
- Hô hấp: thực hiện qua màng cơ thể
- Bài tiết nhờ không bào co bóp
3. Sinh sản
- Sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi (nhiều chiều)
II Trùng giày
1. Cấu tạo
- Trùng giày là động vật đơn bào nhưng có cấu tạo phân hóa thành nhiều bộ phận như: nhân lớn, nhân bé,
không bào co bóp, miệng, hầu…Mỗi bộ phận đảm nhận chức năng nhất định
2. Dinh dưỡng
- Dị dưỡng nhờ không bào tiêu hóa
- Hô hấp: qua màng cơ thể
- Bài tiết nhờ không bào co bóp
3. Sinh sản: có 2 hình thức
- Sinh sản vô tính: theo hình thức phân đôi theo chiều ngang
- Sinh sản hữu tính: theo hình thức tiếp hợp

BÀI 6

I. TRÙNG KIẾT LỊ
- Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người
- Di chuyển : Nhờ chân giả
- Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu và thẩm thấu qua màng tế bào
- Vòng đời phát triển: ở môi trường ngoài kết bào xác. Khi vào đến ruột trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác
gây ra các vết loét trên thành ruột và nuốt hồng cầu và sinh sản nhanh
- Con đường truyền bệnh: Tiêu hóa
- Biểu hiện của bệnh kiết lị: đau bụng, đi phân có lẫn máu và chất nhầy.
- Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị:
+ Ăn chín, uống sôi
+ Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Rửa rau củ, quả sạch sẽ trước khi chế biến

II. TRÙNG SỐT RÉT
- Kí sinh: ở tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, máu và thành ruột người
- Cấu tạo: không có cơ quan di chuyển
- Dinh dưỡng: Chui vào hồng cầu sử dụng chất nguyên sinh ở hồng cầu
- Vòng đời phát triển: Trùng sốt rét ở trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, qua máu người chui vào
hồng cầu, sử dụng chất nguyên sinh trong hồng cầu để lớn lên và sinh sản nhanh, chúng phá vỡ hồng cầu để
chui ra và tiếp tục chui vào hồng cầu tiếp theo tiếp tục chu kì.
- Con đường truyền bệnh: đường máu
- Biểu hiện của bệnh sốt rét: da tái xanh, sốt ớn lạnh, mệt mỏi….
- Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét:
+ Diệt muỗi, diệt lăng quăng
+ Ngủ màn
+ Không để ao tù nước đọng
+ Vệ sinh môi trường, nơi ở sạch sẽ.

BÀI 8

THỦY TỨC
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển
* Cấu tạo:
- Cơ thể thủy tức hình trụ dài
- Phía dưới là đế bám, trên là lỗ miệng xung quanh có các tua miệng
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
* Di chuyển: 2 kiểu gồm sâu đo và lộn đầu
II. Cấu tạo trong
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào , gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa
III. Dinh dưỡng:
- Thủy tức bắt mồi nhờ tua miệng (xung quanh tua miệng có các tế bào gai)
- Quá trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi
IV. Sinh sản: Có 3 hình thức
1. Mọc chồi: Từ cơ thể mẹ mọc ra các chồi con. Khi chồi con tự kiếm ăn được sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ
sống độc lập
2. Sinh sản hữu tính: là sự kết hợp của trứng với tinh trùng của thủy tức khác qua thụ tinh tạo thành hợp tử,
phát triển thành thủy tức con
3. Tái sinh: từ 1 phần của cơ thể mẹ thành 1 cơ thể thủy tức mới

BÀI 9

I. Sứa
- Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Di chuyển bằng cách co bóp dù
- Thích nghi với lối sống tự do, thức ăn là động vật nhỏ và có tế bào gai để tự vệ
II. Hải quỳ
- Cơ thể hình trụ, có nhiều màu sắc sặc sỡ
- Miệng ở phía trên có tua miệng, không có khung xương đá vôi
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Thích nghi với lối sống bám, thức ăn là các động vật nhỏ, có tế bào gai để tự vệ

III. San hô
- Cơ thể hình trụ, thích nghi với lối sống bám cố định.
- Có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ và sống thành tập đoàn
- Thức ăn là động vật nhỏ, có tế bào gai để tự vệ
Mở rộng: 1, Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
- Thủy tức: Từ cơ thể mẹ mọc ra các chồi con, khi lớn lên sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
- San hô: Từ cơ thể mẹ mọc ra các chồi con, cơ thể con không tách ra mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập
đoàn san hô

I Đặc điểm chung của ngành ruột khoang
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
II. Vai trò
a. Lợi ích
Trong tự nhiên:
- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: san hô, hải quỳ
- Ý nghĩa sinh thái đối với biển: rạn san hô
Với đời sống con người:
- Làm đồ trang trí, trang sức: San hô.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất vôi: San hô.
- Thực phẩm có giá trị: Sứa
- Nghiên cứu địa chất: Hoá thạch san hô.
b. Tác hại:
- Một số loài gây độc, ngứa: Sứa...
- Tạo đảo ngầm, cản trở giao thông đường biển: San hô

BÀI 11

I. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển
- Nơi sống: sán lá gan kí sinh ở gan và mật trâu, bò, người
- Cấu tạo: hình lá, dẹp, màu đỏ máu. Mắt và lông bơi tiêu giảm. Giác bám phát triển
- Di chuyển: Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, sán là gan có thể chun giãn, phồng dẹp cơ thể,
luồn lách trong môi trường kí sinh.
II. Dinh dưỡng
- Sán lá gan dùng giác bám bám chắc vào nội tạng vật chủ hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh
đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ.
- Sán lá gan chưa có hậu môn
III. Sinh sản
1. Cơ quan sinh sản
- Sán lá gan lưỡng tính gồm cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái với tuyến noãn hoàng.
- Cấu tạo dạng ống, phân nhánh nhiều
2. Vòng đời phát triển
- Sán lá gan trưởng thành (gan, mật trâu bò) ->Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trùng (kí sinh trong ốc ruộng) ->Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ->Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).

BÀI 12

HÌNH

BÀI 13

GIUN ĐŨA
I. Cấu tạo ngoài
- Nơi sống: giun đũa kí sinh trong ruột non người
- Cấu tạo:
+ Cơ thể hình ống, thon dài, đầu nhọn
+ Lớp cuticun có tác dụng làm căng cơ thể và tránh dịch tiêu hóa của ruột non người
II. Cấu tạo trong và di chuyển
1. Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển.
- Chưa có khoang cơ thể chính thức
- Ống tiêu hóa thẳng, có hậu môn
- Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc
2. Di chuyển
- Di chuyển hạn chế do chỉ có cơ dọc phát triển, nên chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. - Thích nghi với
lối sống chui rúc trong môi trường kí sinh.
III. Dinh dưỡng
- Thức ăn đi 1 chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhiều và nhanh
IV. Sinh sản
1. Cơ quan sinh dục
- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống
+ Con đực: 1 ống
+ Con cái: 2 ống
- Thụ tinh trong, đẻ nhiều trứng
2. Vòng đời phát triển
Giun đũa trưởng thành (ruột non) ->Trứng->Ấu trùng (trong trứng)->Ấu trùng ruột non->Vào máu, đi qua
gan, tim, phổi
 3. Biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa
-         Ăn chín, uống sôi.
-         Không nên ăn đồ ăn tái, sống.
-         Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-         Vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
-         Tẩy giun định kì

BÀI 14

I. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
- Nơi sống: đa số sống kí sinh, 1 số sống tự do
- Tác hại: Hút chất dinh dưỡng trong cơ thể người, động vật và thực vật – Cơ thể vật chủ thiếu chất dinh
dưỡng….
- Một số đại diện của ngành Giun tròn: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ….
II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH GIUN TRÒN:
- Ăn chín, uống sôi. Không nên ăn đồ ăn tái sống
- Vệ sinh cơ thể và rửa tay sạch sẽ

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ
- Giáo dục trẻ em không đi chân đất, không mút tay
- Tẩy giun định kì

BÀI 15

GIUN ĐẤT
I. CẤU TẠO NGOÀI
- Cơ thể dài gồm nhiều đốt. Vòng tơ ở mỗi đốt
- Phần đầu có miệng, đai sinh dục, các lỗ sinh dục đực và sinh dục cái
- Phần đuôi là hậu môn
II. DI CHUYỂN
- Nhờ sự chun giãn của cơ thể, kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được
III. DINH DƯỠNG
- Thức ăn là vụn thực vật và mùn đất
- Thức ăn vào miệng – diều – nghiền nhỏ ở dạ dày cơ – tiêu hóa nhờ enzim tiết ra ở ruột tịt
- Hô hấp qua da
IV. SINH SẢN
- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi.
- Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non.

BÀI 2 VÀ BÀI 12 LÀ HÌNH NHA

$# XIN HAY NHẤT Ạ$

image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

bài 4:Dinh dưỡng: ở những nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào chỗ tối lâu ngày trùng roi xanh mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống nhờ đồng hóa những chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật chết phân hủy ra(dị dưỡng)

Di chuyển:Roi xoáy vào nước giúp trùng roi di chuyển 

Bài 5: Dinh dưỡng

-Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng trùng giày.Thức ăn qua miệng và hầu được vi thành viên không bào tiêu hóa.Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo 1 quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thành thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể

-Trùng biến hình bắt mồi để dinh dưỡng, thức ăn được tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào

Sự trao đổi thực hiện qua bề mặt cơ thể. Nước thừa được tập trung về 1 chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài . chất thải được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể

Di chuyển:-

-Trùng biến hình:di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về 1 phía tạo thành chân giả.Cơ thể chúng luôn biến đổi

Bài 6:

- Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn.

- Cách lây nhiễm: Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

- Trùng kiết lị ở ngoài môi trường kết bào xác, khi vào ruột người chúng chui ra khỏi bào xác và sống kí sinh ở thành ruột.

- Cơ thể giống trùng biến hình, chỉ khác có chân giả rất ngắn.

Chúng kí sinh ở thành ruột nuốt hồng cầu gây nguy hiểm cho con người.

3. Biện pháp phòng chống

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Ăn chín, uống sôi

- Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Diệt ruồi, muỗi…

- Khi mắc bệnh phải chữa trị kịp thời

II. Trùng sốt rét

1. Cấu tạo và dinh dưỡng

- Trùng sốt rét thích nghi sống ở trong máu người, trong tuyến nước bọt và thành ruột của muỗi Anôphen.

- Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.

2. Vòng đời

- Trùng sốt rét kí sinh ở 2 vật chủ trong vòng đời: một là muỗi Anôphen, hai là động vật có xương sống (ở đây chúng ta xét đến trùng sốt rét kí sinh ở người).

- Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. Sau đó chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật)

Thủy tức

cơ thể thủy tức hình trụ dài. phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. phần trên có lỗ miệng,xung quanh có các tua miệng tỏa ra .Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.

di chuyển

  1. Di chuyển kiểu sâu đo: di chuyển từ trái sang, đầu tiên cắm đầu xuống làm trụ sau đó co duỗi, trườn cơ thể để di chuyển.
  2. Di chuyển kiểu lộn đầu:di chuyển từ trái sang, để làm trụ cong thân,đầu cắm xuống, lấy đầu làm trụ cong thân, sau đó cắm xuống đất di chuyển tiếp tục như vậy.

đa dang của ruột khoang

Ngành ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy thức đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.

Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú:

+ Số lượng loài nhiều.

+ Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú.

+ Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau.

* Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

+ Sống dị dưỡng.

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.

+ Ruột dạng túi.

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.

Sán lá gan

Sán lá gan có đặc điểm là vòng đời của chúng khá phức tạp. Chúng ký sinh trong lá gan và ống mật của con người hoặc một số loại động vật ăn cỏ như bò, trâu, dê, cừu,...

Sán lá gan trưởng thành bắt đầu đẻ trứng, trứng sẽ theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Khi trứng gặp nước nở ra ấu trùng lông (miracidium), sẽ mất từ 9 đến 21 ngày để hoàn tất quá trình này thành hình ấu trùng sán lá gan.

Ấu trùng lông sán lá gan sẽ chọn ốc thuộc giống Limnea làm vật chủ trung gian và phát triển thành ấu trùng đuôi (cercaria) trong khoảng thời gian từ 6 đến 7 tuần. Khi ấu trùng lông rời khỏi vỏ ốc, chúng sẽ bơi tự do trong nước hoặc bám vào loại thực vật thủy sinh để tạo nang ấu trùng (metacercaria).

phòng bệnh

Bệnh sán lá gan ở người tuy dễ mắc nhưng có thể phòng ngừa nếu đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và xử lý tốt nguồn thải.

giun đất 

sống ở ruộng,vườn , nương ,...

dinh dưỡng Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hóa chia làm nhiều phần, thức 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247