Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Tại sao độ tuổi nghỉ hưu của nữ và nam...

Tại sao độ tuổi nghỉ hưu của nữ và nam khác nhau? NL: BVN môn Địa nhé, chi tiết zô câu hỏi 2346769 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Tại sao độ tuổi nghỉ hưu của nữ và nam khác nhau? NL: BVN môn Địa nhé, chi tiết zô

Lời giải 1 :

Phụ nữ không có nhiều thời gian cho bản thân, mà gần như dành hết thời gian cho gia đình nhưng ngược lại, đàn ông lại có nhiều thời gian cho bản thân.

→ Vì vậy phụ nữ nghỉ hưu sớm để họ có thời gian cho bản thân.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tuổi nghỉ hưu của nữ là 55 và nam là 60. Tuy nhiên, trong một cuộc Hội thảo mới đây bàn về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ, đã có đề xuất là nên tăng tuổi nghỉ hưu của nữ thêm 5 năm. Xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến nhưng đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực này là xu hướng của xã hội.

Tuổi nghỉ hưu sớm ảnh hưởng đến sự nghiệp

GS.TS Lê Thị Quý năm nay đã ở tuổi 63. Bà nguyên là giảng viên Khoa tâm lý, Đại học KHXH&NV Hà Nội. Ở tuổi này, GS.TS Quý đương nhiên đã nghỉ hưu, hưởng lương hưu theo đúng luật định nhiều năm nay. Nói là nghỉ hưu nhưng thực tế GS.TS Quý bây giờ vẫn đều đặn mỗi ngày lên giảng đường Đại học KHXH&NV Hà Nội để giảng dạy cho sinh viên. Bà vẫn ngồi ở ghế Hội đồng để xét duyệt, vẫn hướng luận án thạc sỹ, tiến sỹ... cho sinh viên của ngôi trường từng nhiều năm gắn bó này. Có lẽ sự khác nhau duy nhất của GS.TS Quý trước và sau khi nghỉ hưu là ở vị trí công tác vì bà không còn tham gia quản lý.

Không chỉ ký hợp đồng giảng dạy tại trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, sau khi nghỉ hưu, GS.TS Quý còn thành lập Viện nghiên cứu Giới và Phát triển, đích thân bà làm Giám đốc. Nói đến vấn đề tuổi nghỉ hưu của phụ nữ, GS.TS Quý bày tỏ: “Quan điểm của tôi là nam nữ bình đẳng, tuổi nghỉ hưu đều là 60. Tại sao nữ lại nghỉ hưu sớm hơn nam 5 năm? Hoàn toàn vô lý và không có căn cứ khoa học. Chỉ những người nào lao động trong môi trường độc hại có thể xem xét cho họ nghỉ sớm hơn. Thế nhưng, Nhà nước không thể lấy nhóm này để áp đặt cho tất cả phụ nữ nói chung. Một khi sức khỏe bảo đảm, vẫn muốn cống hiến, vẫn lao động tốt ở tuổi 55 đến 60, tại sao lại bắt người ta nghỉ. Tôi thấy câu nói: “Chưa kịp cất cánh đã hạ cánh” với nhiều phụ nữ là đúng. Thời điểm người phụ nữ sung sức nhất, có khả năng phát triển nhất thì họ lại mất từ 5 đến 10 năm để sinh đẻ và nuôi con. Vì sinh đẻ mà người phụ nữ bị kìm lại. Tuổi 55 là tuổi rảnh rang, con cái đã trưởng thành, người phụ nữ có thể toàn tâm toàn ý cống hiến thì lại bắt người ta về. Đó là điều phi lý”.

Theo GS.TS Quý, nghỉ hưu sớm Nhà nước sẽ tốn tiền chi trả lương hưu trong khi phung phí mất một lượng tri thức đáng kể. Tuổi nghỉ hưu sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đạo tạo và đề bạt của phụ nữ. GS.TS Quý cho biết: “Ở một số nơi vẫn bắt buộc nữ giới phải hoàn thành tiến sỹ, thạc sỹ trước nam giới 5 năm. Không có chính sách ưu tiên còn bắt nữ phải giỏi hơn nam giới 5 năm. Bên cạnh đó, qui định phụ nữ đã ngoài 50 tuổi là không được đề bạt nữa, rất bất công. Điều này làm hạn chế sự phát triển của phụ nữ. Lực lượng nữ làm quản lý vốn đã ít hơn nam, với chính sách này càng làm cho “teo tóp” hơn. Đây là sự phân biệt đối xử không công bằng”.

“Bình đẳng tuổi về hưu sẽ góp phần phát huy những tiềm năng chưa được khai thác hết ở lao động nữ. Ý kiến cá nhân của tôi trước mắt chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu nữ”. Bà Nguyễn Thúy Anh (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội)

@ TongDuongg 

@ Xin câu trả lời hay nhất ạ

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247