3.Hậu quả
Trong những năm gần đây, Tai nạn giao thông (TNGT) đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Tại khoa Chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại thần kinh sọ não - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình hàng năm tiếp nhận và điều trị cho hơn 5000 bệnh nhân có liên quan đến TNGT, đây không phải là con số nhỏ. TNGT đang diễn ra từng ngày từng giờ, TNGT có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông. TNGT đã để lại hậu quả nghiêm trọng, không những đau lòng về tính mạng, sức khỏe của những người gặp tai nạn mà còn để lại những hệ lụy hết sức nặng nề đối với gia đình các nạn nhân cũng như toàn xã hội. Ngày chủ nhật thứ 3 tháng 11 được lấy là ngày Thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT); tại Việt Nam, năm 2017 đã chọn ngày chủ nhật 19 tháng 11, với thông điệp: “tưởng nhớ người đi - vì người ở lại”. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới mọi người dân về những hậu quả của tai nạn giao thông, từ đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông; văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Để thực hiện tốt văn hóa giao thông, trước hết mỗi chúng ta cần thực hiện tốt nguyên tắc: Chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, không chen lấn, không phóng nhanh vượt ẩu, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông. Cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông: như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường. Giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng; Tăng cường triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ: Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc độ, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em.Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh nhận kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy… Mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt, tuyên truyền, phổ biến cho mọi người xung quanh cùng ý thức trong việc chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông, cũng như phòng tránh TNGT, góp phần làm giảm thiểu TNGT. Câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội.
5.Hệ thông tín hiệu giao thông
Hệ thống quan trắc và điều khiển tín hiệu giao thông thông minh của DCSELAB là một hệ thống tự động điều chỉnh chu kỳ đèn giao thông dựa trên mật độ lưu lượng xe tham gia giao thông và điều chỉnh phối hợp thông tin đèn giao thông giữa các trụ đèn tại các giao lộ với nhau để có thể thực hiện tối ưu hóa việc điều khiển giảm tắc nghẽn giao thông đô thị.
6.Hệ thống biển báo giao thông
chung cho tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông phải chấp hành. Dựa Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam áp dụng bắt buộc vào hình dáng, ký hiệu mở mỗi biển báo sẽ giúp người tham gia giao thông có thể hiểu được ý nghĩa và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật.
7. Một số quy định về đi đường bộ
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
8. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông
Để đảm bảo an toàn khi ra đường cho mình cũng như cho người khác, ta phải tuyệt đối chấp hành tốt các quy định về đường đi, các luật lệ an toàn giao thông bao gồm: Tín hiệu giao thông, đèn giao thông, biển báo hiệu...Và đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay "thực hiện trật tự, an toàn giao thông".
Sory làm hơi quá loa
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247