+ Giống nhau
- Đều là tế bào nhân thực, đa bào. Cơ thể được phân chia thành nhiều mô và các cơ quan khác nhau.
- Bào quan đều chứa các ti thể, lưới nội chất, vi ống, bộ máy Gôngi, ribôxôm, lizôxôm.
- Nhân có con và nhiễm sắc thể, mang đặc trưng của tế bào.
+ Điểm khác nhau
- Thành tế bào: Ở thực vật có màng xenlulozo và màng sinh chất, trong khi đó, ở động vật thì hoàn toàn không có mà thay vào đó là glycocalyx.
- Hình thức sinh sản: Thực vật có khả năng phân chia tế bào bằng cách phát triển vách ngăn ngang ở trung tâm tế bào, phân tách không sao. Còn tế bào động vật là dạng phân tách có sao và phân chia ở eo thắt lưng, trung tâm tế bào.
- Chất dự trữ: Với tế bào thực vật, chúng sẽ dự trữ tinh bột và dầu, tế bào động vật dự trữ glycogen, mỡ.
- Ngoài ra, không bào ở tế bào thực vật thường phát triển khá mạnh, nhưng ở tế bào động vật thì gần như không phát triển.
- Ở tế bào thực vật có xuất hiện các phiến mỏng với nhiệm vụ gắn kết các tế bào. Trong khi đó, tế bào động vật lại gắn kết với nhau nhờ dịch tế bào.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247