Lời giải 1 :
Đây là câu tục ngữ phê phán những kẻ quá đề cao lợi ích dành cho bản thân. Nó trái với các tư tưởng, các đạo lý ở đời. Các truyền thống trong văn hóa dân tộc, hoặc các truyền thụ mà ông cha ta đã từng dạy:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Người dân Việt Nam, mang trong mình sự tự hào cao trong tinh thần dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh, là ý chí nghị lực, là sự phấn đấu trường tồn. Vậy nên trong bóng đá, hễ đội tuyển Việt Nam cứ vào được các giải cao, gọn lửa dân tộc ngày càng được tăng lên đỉnh điểm. Đó là điều không thể phủ nhận được.
Tuổi trẻ là sự nhiệt huyết, là xông pha, là làm bất cứ điều gì theo nghĩa thượng cao đẹp cho xã hội. “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, sống là làm sao cho có nghĩa khí. Sống phải xung phong đi đầu, đương đầu với mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, khi đó mới khá lên được.
Người Việt Nam mình có bản lĩnh lắm chứ. Tại sao các cường quốc lớn của thế giới như Mỹ, Pháp vẫn không thể chiến thắng được sự đoàn kết của dân mình. Chỉ có một nhóm nhỏ bộ phận trong xã hội là thiếu ý thức. Chỉ biết “Há miệng chờ sung“, chứ không chịu chủ động trong lời nói, việc làm.
Không chủ động là chết, không lao vào sự gian nan vất vả mà chỉ biết hưởng lợi. Rồi thì về lâu về dài, bạn sẽ trở thành “ăn mày trong xã hội”, không được mọi người nể trọng.
Nói theo nhà thơ Thanh Hải, mỗi người chúng ta là một cánh én trong “Mùa xuân nho nhỏ”. Để có thể công hiến hết sức mình cho bản thân gia đình và xã hội, góp phần tạo nên mua xuân cho đất nước. Mùa xuân của toàn thể dân tộc. Xã hội có phát triển khi ý thức của mỗi cá nhân được phát triển
Theo quan niệm của Ức Trai: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Tạm dịch: “Lo trước mọi người, vui sau mọi người”. Đó là quan niệm tiến bộ, mà Bác Hồ cũng đã học hỏi và suy ngẫm rất nhiều. Bác kế thừa và phát huy tư tưởng tốt đẹp đó. Bác nói: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Quan điểm của Bác rất rõ ràng. Khi chúng ta quan tâm tới lợi ích chung của nhau, cống hiến hết mình cho tập thể, cho xã hội. Lúc này bạn sẽ được nhận lại nhiều thứ. Đó là sự tôn trọng, sự yêu mến, sự kính nể của người khác đối với mình.
Nếu ai cũng coi trọng sự cống hiến của bản thân dành cho: Gia đình, xã hội, cho đất nước. Thì cuộc sống này ngày càng sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Và rõ ràng chúng ta phải cống hiến trước, rồi mới được quyền hưởng thụ sau.
Ăn cỗ đi trước Lội nước theo sau là gì? Một câu nói mà chúng ta có lẽ đã tự có câu trả lời, trong chính chiết tự của câu tục ngữ này.
Thành ngữ, tục ngữ đã gắn liền trong đời sống mỗi người. Những câu đúc kết như thế này quả thật rất giá trị. Là làm sao để con người mình là chính nghĩa. Tạo nên ý nghĩa trong cuộc sống và làm giàu niềm vui cho bản thân, những người xung quanh.
Thảo luận
--
Nghĩa đen:
+ Ăn cỗ đi trước: Khi có lễ hội, đám tiệc… thì nhanh chân đi trước để tìm được vị trí tốt, mâm có chứa nhiều thức ăn ngon. Như vậy không còn lo sợ người khác tranh giành phần ăn của mình.
+ Lội nước theo sau: Lội nước là công việc nguy hiểm, không thể lường trước được chỗ cạn chỗ sâu, đá ghênh, gai nhọn… Chính vì vậy, đi sau để né tránh được những mối hiểm họa. Khi thấy người đi trước gặp nguy hiểm, kẻ đi sau sẽ dừng lại và tự động rút lui nhằm bảo toàn thân thể.
– Nghĩa bóng: Câu tục ngữ phê phán những kẻ hèn nhát, có lối sống ích kỷ. Chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân, mà không ngó ngàng tới hoàn cảnh của những người xung quanh. Rút gọnNghĩa đen:
+ Ăn cỗ đi trước: Khi có lễ hội, đám tiệc… thì nhanh chân đi trước để tìm được vị trí tốt, mâm có chứa nhiều thức ăn ngon. Như vậy không còn lo sợ người khác tranh giành phần ăn của mình.
+ Lội nước theo sau: Lội nước là công việc nguy hiể... xem thêm