Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Câu 1: Hãy trình bày cấu tạo, di chuyển, dinh...

Câu 1: Hãy trình bày cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đất? Câu 2: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hi

Câu hỏi :

Câu 1: Hãy trình bày cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đất? Câu 2: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả Câu 3: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? em cần gấp ạ

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

 Câu 1:Hãy trình bày cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đất?

-Cấu tạo ngoài: đầu giun, đuôi giun, đai sinh dục, lưng và bụng giun, hệ tuàn hoàn có chứa máu đỏ tươi, có nhiều đốt, da trơn

-Di chuyển:

+Giun chuẩn bị bò

+Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

+Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

+Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

-Dinh dưỡng: Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hóa chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột. Sự trao đôi khí (hô hấp) được thực hiện qua da

Câu 2:Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả

- Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ có vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.

Câu 3: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

-Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

Buổi chiều zz!

 

Thảo luận

-- bn thiếu sinh sản r
-- ò để mình bổ sung

Lời giải 2 :

*Đáp án+Giải thích các bước giải:

 Hãy trình bày cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đất?

Câu 2: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả.

Câu 3: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

Trả lời:

Câu 1:

- Cấu tạo ngoài:

+Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt.

-Di chuyển :

 +Giun chuẩn bị bò.

+Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

+Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

- Dinh dưỡng:

+Giun đất hô hấp qua da.

+Ăn đất.

*Sinh sản:

    Khi sinh sản, giun bố mẹ chập phần đầu với nhau trao đổi tinh dịch. Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần trứng nở thành giun con.

Câu 2:

- Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ vỏ cứng rắn và 2 có khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra đế ăn phần mềm cơ thể trai.

Câu 3:

Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

Chúc bạn học tốt

Cho mình xin hay nhất nhé! 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247