1. Quá trình đô thị hoá đã cung cấp một lực lượng lao động lớn trẻ có trình độ.
2. Góp phần giải quyết công ăn việc làm làm giảm bớt lao động dư thừa hiện nay. Quá trình đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp dư thừa mỗi năm có hàng trăm ngàn người.
3. Đô thị hoá đã góp phần sử dụng tiết kiệm hiệu quả đất đai. Đất đai luôn có giới hạn việc tập trung cao dân cư trong các quận nội đo hay vùng ven đô thị hoá cao đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất tiết kiệm nhất.
4. Đô thị hoá tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn.
5.Đô thị hoá tạo điều kiện giao lưu và giữ gìn văn hoá các vùng miền làm phong phú hơn văn hoá dân tộc tiếp thu văn hoá hiện đại.
<1. Tác động tích cực>:
1. Thứ nhất quá trình đô thị hoá đã cung cấp một lực lượng lao động lớn trẻ có trình độ. Lao động nhập cư chiếm 70% lao động trong các khu công nghiệp 44% lao động hoạt động vận tải phương tiện xe 2 3 bánh công cộng 43% hoạt động trên vỉa hè 55% người buôn bán lưu động. Họ đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố khoảng 30% GDP15.2. Thứ hai góp phần giải quyết công ăn việc làm làm giảm bớt lao động dư thừa hiện nay. Quá trình đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp dư thừa mỗi năm có hàng trăm ngàn người. Góp phần giải bài toán xã hội quan trọng cho nền kinh tế - xã hội nước nhà. Giải quyết lao động dư thừa là một bài toán lớn để đảm bảo ổn định chính trị an toàn xã hội điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội tiếp nhận đầu tư.3. Thứ ba đô thị hoá đã góp phần sử dụng tiết kiệm hiệu quả đất đai. Đất đai luôn có giới hạn việc tập trung cao dân cư trong các quận nội đo hay vùng ven đô thị hoá cao đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất tiết kiệm nhất. Mật độ dân số bình quân hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh với nội thành gần 30.000 người/km2.4. Thứ tư đô thị hoá tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Nó tạo tiền đề thị trường cho khu vực công nghiệp đặc biệt là dịch vụ. Sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các vùng miền ngành kinh tế được thể hiện nhờ quá trình đô thị hoá cũng là quá trình thị trường hoá. Nó kích thích cầu và mở đường cho cung ứng.5. Thứ năm đô thị hoá tạo điều kiện giao lưu và giữ gìn văn hoá các vùng miền làm phong phú hơn văn hoá dân tộc tiếp thu văn hoá hiện đại. Dân di cư đến thành phố đồng thời mang văn hoá riêng có của vùng quê của họ góp vào một văn hoá chung được hưởng thành với lưu giữ ở thành phố.6. Thứ sáu đô thị hoá tạo điều kiện cải biến con người thuần nông sang người thành thị có tính công nghiệp cao hơn từ những người nông dân với nền sản xuất lúa nước phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
<2. Tác động tiêu cực>:
a) Vấn đề việc làm Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở các đô thị. Với việc phát triển của quá trình ĐTH, dân cư tập trung ngày càng nhiều trong các thành phố. Vì vậy, việc làm không thể đáp ứng cho mọi lao động. Hơn nữa, không phải người lao động nào cũng được đào tạo và có trình đô chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ để phục vụ cho các ngành kinh tế. Nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và để lại những ảnh hưởng xấu đến KT - XH của các đô thị, đặc biệt là các thành phố triệu dân. b) Nhà ở Nhà ở cũng là nỗi lo của các đô thị. Dân cư ngày càng đông đúc trên một lãnh thổ có hạn đã làm cho vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết. Ở các thành phố lớn, bên cạnh khu vực hành chính, buôn bán, dịch vụ và các dãy phố, chung cư khang trang còn tồn tại các khu ổ chuột - nơi tá túc của người lao động nghèo, thu nhập thấp. Ngay cả ở các nước phát triển cũng không hiếm những người vô gia cư gắn liền với tình trạng thất nghiệp. Chính các khu ổ chuột làm xuống cấp môi trường đô thị. c) Kết cấu hạ tầng đô thị Kết cấu hạ tầng đô thị nhất là ở các nước đang phát triển trở nên quá tải trước sức ép rất lớn về dân số và các hoạt động KT - XH. Kết cấu hạ tầng đô thị bao gồm trước hết là giao thông đô thị (mạng lưới đường và phương tiện vận tải công cộng), cung cấp năng lượng (điện, xăng, dầu, ga,…), cấp thoát nước, thu gom rác thải, công viên - cây xanh…Chỉ tính riêng về GTVT, trong các thành phố ở các nước đang phát triển nói chung và TPHCM nói chung còn nhiều bất cập. Quy mô của thành phố được mở rộng, nhu cầu đi lại, vận chuyển không ngừng tăng lên. Vì thế, áp lực càng gia tăng đối với giao thông đô thị, mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất là nạn tắc đường, kẹt xe. Điều này còn ảnh hưởng đến cả môi trường đô thị. Vấn đề cung cấp điện, nước và thoát nước trong các đô thị lớn cũng thường bị quá tải ở các nước đang phát triển. Bởi ĐTH quá mức so với sự phát triển kinh tế là đặc trưng của quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển nên hệ thống điện, nước và đường dẫn điện đã trở nên quá tải, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tình trạng thiếu điện, nước luôn là vấn đề bức xúc của các nước này. Nước sinh hoạt trong đô thị thường không đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư và nhu cầu phát triển sản xuất. Trong khi đô thị thiếu nước sạch thì nước thải luôn trở nên quá tải, thải trực tiếp ra kênh rạch dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng. d) Môi trường Ngày nay quá trình ĐTH diễn ra trong bối cảnh của ba mối lo về sinh thái: Sự bùng nổ dân số. Sự cạn kiệt tài nguyên. Sự ô nhiễm môi trường. Ba tác nhân này gây sức ép mạnh mẽ lên quá trình ĐTH, làm cho quá trình ĐTH hiện nay, đặc biệt ở các nước đang phát triển bị biến dạng ghê gớm. Quá trình ĐTH ở những nước này gây ra hàng loạt hiện tượng quá tải, làm môi trường sinh thái phải chịu hậu quả nặng nề và phá vỡ môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội. Chất lượng môi trường đô thị đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường đô thị là thách thức quá lớn đối với quá trình ĐTH. Ở các nước đang phát triển, quá trình ĐTH diễn ra dưới sự tác động của sự bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên là không thể kiểm soát được.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247