Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Nêu sự khác nhau giữa văn học dân gian và...

Nêu sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết về Khái niệm Lực lượng sáng tác Thể loại Đặc trưng Chữ viết câu hỏi 2424248 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nêu sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết về Khái niệm Lực lượng sáng tác Thể loại Đặc trưng Chữ viết

Lời giải 1 :

-Nêu sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết về

+Khái niệm:

*Văn học dân gian: Là sáng tác của tập thể nhân dân (sáng tác vô danh, mang tính tập thể)

*Văn học viết: : Là sáng tác cá nhân (tính hữu danh, tính cá thể)

+Lực lượng sáng tác:

*Văn học dân gian: Lực lượng sáng tác của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc. 

*Văn học viết: Lực lượng sáng tác của văn học viết là cá nhân nghệ sĩ, nảy sinh do cảm hứng sáng tác.

+Thể loại:

*Văn học dân gian: Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.

*Văn học viết: Thể loại khá phong phú : thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút…

+Đặc trưng:

*Văn học dân gian: Tác phẩm văn học dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.

*Văn học viết: Chỉ có một bản duy nhất, không có dị bản.

+Chữ viết:

*Văn học dân gian: lưu hành theo phương thức truyền miệng, không viết

*Văn học viết:  lưu giữ bằng chữ viết

Cho mình xin cttlhn nhá

Thảo luận

Lời giải 2 :

Nêu sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết về:

Khái niệm:

=> VHDG: Văn học dân gian hay văn học truyền miệng là văn học được nói hoặc hát trái ngược với văn học được viết lại, mặc dù nhiều văn học truyền miệng đã được ghi lại bằng chữ viết.

=> VHV: Văn học viết ra đời khi đã có chữ viết, được lưu giữ bằng văn tự .Là những sáng tác của cá nhân nên mang dấu ấn phong cách của từng tác giả. 

Lực lượng:

=> VHDG: Mang tính thực hành, nảy sinh trong sinh hoạt phục vụ cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng.

=> VHV: Mang tính thường thức của cá nhân nghệ sĩ, nảy sinh do cảm hứng sáng tác.

Sáng tác :

=> VHDG:  sáng tác của tập thể nhân dân.

=> VHV: Sáng tác cá nhân.

Thể loại:

=> VHDG: Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.

=> VHV: Thể loại khá phong phú : thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút,..

Đặc trưng:

=> VHDG: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thức

=> VHV: Văn học trung đại ; Văn học hiện đại

Chữ viết:

=> VHDG: Văn học dân gian không được lưu giữ bằng chữ viết nên không có chữ viết của văn học dân gian.

=> VHV: Có chữ viết và sáng tác bằng chữ viết.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247