Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Dựa vào nghĩa của tiếng bảo và tiếng sinh, hãy...

Dựa vào nghĩa của tiếng bảo và tiếng sinh, hãy gạch bỏ từ không thuộc nhóm và điền tiếp vào chỗ trống để nêu nghĩa của bảo và sinh: a) bảo vệ, bảo tồn, bảo quả

Câu hỏi :

Dựa vào nghĩa của tiếng bảo và tiếng sinh, hãy gạch bỏ từ không thuộc nhóm và điền tiếp vào chỗ trống để nêu nghĩa của bảo và sinh: a) bảo vệ, bảo tồn, bảo quản, bảo kiếm, bảo trợ là nhóm từ có tiếng “bảo” với nghĩa là ……………………………………………… b) sinh vật, sinh động, sinh hoạt, sinh viên, sinh thái, sinh tồn là nhóm từ có tiếng “sinh” với nghĩa là …………………………………………… Câu 3. a) Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu (Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn ) (1) Do bảo vệ tốt những cánh rừng đầu nguồn nên quê tôi không bị những trận lũ lớn tràn về (Biểu thị quan hệ ................) (2) Cây xanh không chỉ giúp con người có không khí trong lành để thở mà còn làm cho môi trường thêm tươi đẹp. (Biểu thị quan hệ .......) (3) Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng nhiều thiếu nhi Việt Nam đã có ý thức tham gia bảo vệ môi trường (Biểu thị quan hệ ..........................) b) Điền vào những chỗ trống các cặp quan hệ từ thích hợp: (1) ..........khu vườn được chăm sóc chu đáo.........những đàn chim cứ lần lượt kéo nhau về làm tổ. (2)...........ai cũng vứt rác bừa bãi ngoài đường..........môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. (3)...........tuổi đã cao............ông tôi vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây. (4) Anh Thanh ..........là một người chăn nuôi giỏi ...............là một thanh niên đi đầu trong việc trồng cây gây rừng. Câu 4 : Chuyển các cặp câu sau đây thành một câu có dùng cặp quan hệ từ: A, Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh. …………………… B, Thỏ cắm cổ chạy miết. Nó vẫn không đuổi kịp Rùa. …………………… C, Thỏ chủ quan, coi thường người khác. Thỏ đã thua rùa. …………………… D, Câu chuyện này hấp dẫn, thú vị. Nó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc. ……………………

Lời giải 1 :

Câu 2

a)Ta gạch bỏ từ “bảo kiếm”. 

Vì các từ bảo đều có nghĩa chung là giữ gìn nhưng từ “bảo kiếm” lại có nghĩa là gươm, kiếm quý nên ta loại.

b)Ta gạch bỏ từ “sinh viên”.

Vì các từ sinh đều có nghĩa chung là sống nhưng từ “sinh viên” lại có nghĩa là người học ở bậc đại học nên ta loại.

Câu 3:

a)(1) Do bảo vệ tốt những cánh rừng đầu nguồn nên quê tôi không bị những trận lũ lớn tràn về ( Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả )

(2) Cây xanh không chỉ giúp con người có không khí trong lành để thở mà còn làm cho môi trường thêm tươi đẹp. ( Biểu thị quan hệ tăng tiến)

(3) Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng nhiều thiếu nhi Việt Nam đã có ý thức tham gia bảo vệ môi trường ( Biểu thị quan hệ tương phản)

b) (1) khu vườn được chăm sóc chu đáo nên những đàn chim cứ lần lượt kéo nhau về làm tổ 

(2) Nếu ai cũng vứt rác bừa bãi ngoài đường thì môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng.

(3) Tuy tuổi đã cao nhưng ông tôi vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây. 

(4) Anh Thanh không những là một người chăn nuôi giỏi mà còn là một thanh niên đi đầu trong việc trồng cây gây rừng.

Câu 4 :

a) Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.

b)Mặc dù Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng nó vẫn ko đuổi kịp rùa.

c) thỏ chủ quan,coi thường người khác nên thỏ đã thua rùa.

d)Câu chuyện này không chỉ hấp dẫn,thú vị  nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.

Thảo luận

Lời giải 2 :

a) giữ gìn,cố gắng ko để nó hỏng

b) nói về tính chất hành động hay chức vụ

Câu 3 :

a)

(1)Do bảo vệ tốt những cánh rừng đầu nguồn nên quê tôi không bị những trận lũ lớn tràn về (Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả)

(2) Cây xanh không chỉ giúp con người có không khí trong lành để thở còn làm cho môi trường thêm tươi đẹp. (Biểu thị quan hệ tăng tiến)

(3))Mặc dù tuổi đã cao nhưng ông tôi vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây.

(4) Anh Thanh ko chỉ là một người chăn nuôi giỏi Mà còn là một thanh niên đi đầu trong việc trồng cây gây rừng.

Câu 4

A, Rùa biết mik chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh

B,Mặc dù Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng nó vẫn ko đuổi kịp rùa

C,Vì thỏ chủ quan,coi thường người khác nên thỏ đã thua rùa

D,Câu chuyện này không chỉ hấp dẫn,thú vị nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc

Ji cream's cake's

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247