Trang chủ Sinh Học Lớp 8 1. Hệ bài tiêt nước tiểu có cấu tạo như...

1. Hệ bài tiêt nước tiểu có cấu tạo như thế nào? Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? 2. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở

Câu hỏi :

Mn giúp mình nha từ câu1 đến câu 7 nha

image

Lời giải 1 :

Giải thích các bước giải:

1.

– Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cănj bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.

– Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu.

– Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

– Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận.

2. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận
Gồm 3 quá trình:
-Quá trình lọc máu:
+Diễn ra ở cầu thận và nang cầu thận
+Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc được giữ lại trong máu
=> Tạo nước tiểu đầu
-Quá trình hấp thụ lại:
+Diễn ra ở ống thận
+Các chất dinh dưỡng, cần thiết được hấp thụ lại máu
+Sử dụng năng lượng ATP
-Quá trình bài tiết tiếp:
+Diễn ra ở ống thận
+Các chất độc, cặn bã, ... được bài tiết ra khỏi máu
+Sử dụng năng lượng ATP
=> Tạo nước tiểu chính thức

3,

-Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống dự trữ ở bóng đái

-Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng

4, 

Vận dụng một số thói quen để bảo vệ hệ bài tiết như: 

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Khẩu phần ăn uống hợp lí.

- Đi tiểu đúng lúc.

- Uỗng mỗi ngày ít nhất 2 lít nước.

5.Da có cấu tạo gồm 3 lớp:
-Lớp biểu bì: 
+Tầng sừng
+Tầng tế bào sống
Lớp bì: 
+Thụ quan
+Tuyến nhờn
+Cơ co chân lông
+Lông và bao lông
+Tuyến mồ hôi
+Dây thần kinh
-Lớp mỡ dưới da
+Mạch máu
+Lớp mỡ
Không nên lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày vì:
Lông mày có giúp bảo vệ mắt, tiết mồ hôi
Lạm dụng phấn sẽ gây hạn chế khả năng tiết mồ hôi cho da

6,

-Da đảm nhận các chức năng:

+Bảo vệ cơ thể

+Bài tiết: Tuyến mồi hôi

+Tạo vẻ đẹp cơ thể

+Điều hòa thân nhiệt: mạch máu, lớp mỡ

+Cảm giác: tiếp nhận kích thích của môi trường nhờ thụ quan

=> chức năng bảo vệ cơ thể và tạo vẻ đẹp được tạo thành nhờ sự phối hợp của các lớp

7,

-Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da
-Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
-Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.
-Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:Cấu tạo: Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. 
+ Bộ phận trung ương gồm nã ...

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247