Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Mô biểu bì:
1. Vị trí: gồm các tế bào xếp sít nhau (không có chất nền), phủ ngoài cơ thể, lót trong các lớp cơ quan rỗng
2. Chức năng: bảo về nâng đỡ, tiết ra sản phẩm và hấp thụ
Mô liên kết:
1. Vị trí: nằm rải rác trong chất nền
2. Chức năng: nâng đỡ, liên kết các cơ quan, đệm cơ học
+ Mô sợi: tạo nên dây chằng (gân) tạo bộ khung cho cơ thể, liên kết các cơ quan trong cơ thể
+ Mô sụn: giảm ma sát giữa 2 đầu xương, giúp thực hiện hoạt động dẽ dàng
+ Mô xương: có bộ xương giúp nâng đỡ, bảo vệ, định hình cơ thể
+ Mô mỡ: lớp mỡ giúp giữ nhiệt cho cơ thể, đệm cơ học
+ Mô máu: tế bào nằm rải rác trong huyết tương và lớp nền, cung cấp dưỡng chất cho tế bào vận chuyển
Mô cơ:
1. Vị trí:
+ Mô cơ vân: gắn với xương
+ Mô cơ tim: tạo thành tim
+ Mô cơ trơn: tạo thành nội quan
2. Chức năng: Co, dẫn tạo nên sự vận động của cơ thể
Mô thần kinh
1. Vị trí: nằm trong não, tủy sống, hạch thần kinh, dây thần kinh
2. Chức năng:
+ Tiếp nhận kích thích
+ Xử lí thông tin
+ Điều hòa phối hợp hoạt động
Mời bạn tham khảo
nếu hay cho mình xin 5 sao với CTLHN nhé
Đáp án
*Mô biểu bì
- Vị trí:
+ Phủ ngoài cơ thể
+ Lót trong các cơ quan rỗng.
- Cấu tạo: gồm các tế bào xếp sít nhau.
- Chức năng:
+ Bảo vệ.
+ Hấp thụ và tiết.
* Mô liên kết.
- Vị trí: trong chất nền.
- Cấu tạo:
+ Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác.
+ Có thể có các sợi đàn hồi.
- Chức năng:
+ Tạo ra bộ khung của cơ thể.
+ Neo giữ và liên kết các cơ quan.
+ Chức năng đệm.
* Mô cơ
- Vị trí:
+ Mô cơ vân: gắn với xương
+ Mô cơ trơn: nằm ở thành nội quan.
+ Mô cơ tim: nằm ở tim
- Cấu tạo: Các tế bào cơ đều dài
+ Mô cơ vân: tế bào có nhiều nhân, có vân ngang
+ Mô cơ trơn: tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
+ Mô cơ tim: tế bào phân nhánh, có một nhân, có vân giống cơ vân.
- Chức năng:
+ Co, dãn
+ Tạo nên sự vận động
* Mô thần kinh
- Vị trí: tại hệ thần kinh
- Cấu tạo: mô thần kinh gồm
+ Nơron (tế bào thần kinh): thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều sợi nhánh và một sợi trục.
+ Thần kinh giao: làm tế bào thần kinh đệm
- Chức năng:
+ Tiếp nhận kích thích
+ Xử lý thông tin
+ Điều hòa sự hoạt động của các cơ quan để đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và trả lời các kích thích của môi trường.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247