Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các...

Bài 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Câu hỏi :

Bài 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...” (Ngữ văn 7- tập 1) 1, Em hãy cho biết nhan đề chữ Hán của bài thơ trên? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 2, Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? 3, Giải thích các yếu tố Hán Việt trong các từ sau: sơn hà, thiên thư. 4, Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (Vua Nam ở) thì em sẽ giải thích như thế nào? Trong bài thơ, ý thức dân tộc được thể hiện ở những từ ngữ nào? 5, Theo em vì sao bài thơ trên được mệnh danh là bài thơ thần. Việc bài thơ được mệnh danh là bài thơ thần có ý nghĩa gì? 6, Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ trên. Bài 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự Sách trời định phận rõ non sông Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.” (Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980) 1, Đọc đoạn thơ trên, em liên tưởng đến bài thơ nào? Hãy chép chính xác lại phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ ấy? Tác giả là ai? 2, Chủ đề của bài thơ em vừa chép là gì? 3, Em hiểu thế nào là Tuyên ngôn độc lập? Bài thơ em vừa chép có phải là một bản Tuyên ngôn độc lập không? Vì sao? 4, Tinh thần tự tôn, ý thức độc lập tự chủ trong bài thơ được thể hiện như thế nào? 5, Hãy chỉ ra cái hay về nội dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ em vừa chép. 6, Từ văn bản ngữ liệu và văn bản em vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày tình yêu của em với quê hương, đất nước. Bài 3*: Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài thơ “Sông núi nước Na

Lời giải 1 :

Câu 1:Nam quốc sơn hà(Sông núi nước nam)

Câu 2:Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Câu 3:

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật

→ Đặc điểm thể thơ:

+ Bài thơ có tất cả 4 câu thơ (dòng thơ), mỗi câu thơ có 7 chữ.

+ Gieo vần:

  • Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) - bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần theo cách này
  • Cách 2: Gieo vần chéo vào tiếng cuối các câu 1 - 3 (tiếng cuối các câu 2 - 4 phải là thanh trắc) hay các câu 2 - 4 (tiếng cuối các câu 1 - 3 phải là thanh trắc)
  • Cách 3: Gieo vần ôm tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Câu 4:

SƠN HÀ:núi sông

THIÊN THƯ:sách trời

Câu 5:

  • Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
  • Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

Câu 6:Sau khi được học bài Nam Quốc Sơn Hà em hiểu ra rất nhiều điều, tuy nó chỉ có 4 câu thơ nhưng nó lại đưa ra rất nhiều điều. Hai câu thơ đầu là nói về nước Nam thì vua Nam sẽ ở, còn 2 câu cuối thì nói về lời cảnh báo của nước ta đối với bọn giặc.  Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được! Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Và đó chính là những cảm nghỉ của em.

Bài 3*

Trong kho tàng văn học dân tộc có vô số những ánh văn hay, ý nghĩa thể hiện sĩ khí yêu nước và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta, một trong số đó chính là bản hùng ca bi tráng “Nam quốc sơn hà”- hay còn được nhắc dưới cái tên “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt. Bài thơ chính là kết quả của tinh hoa văn hóa dân tộc, hào khí anh hùng và hơn cả đó chính là lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì lập quốc và giữ quốc.

“Nam quốc sơn hà” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chứ Hán với áng văn hào sảng như sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Trong cuộc chiến chống lại giặc phương Bắc của nhân dân đã để lại nhiều những dấu ấn lịch sử oai hùng, giặc Oa, giặc Hán, giặc Tống, giặc Thanh,… và bài thơ “Nam quốc sơn hà” được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, trong đền thờ thần trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Bài thơ thể hiện khí phách cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng một câu khẳng định đầy đanh thép:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Câu thơ với hai vế rõ ràng, được tác giả sử dụng từ ngữ hết sức hàm xúc và ý nghĩa, giọng điệu hết sức đanh thép và khẳng định chủ quyền đất nước. Hai từ “Nam quốc” và “Nam đế” chính là hai từ chủ chốt của câu thơ bởi giặc phương Bắc luôn coi thường nước Nam ta, chúng chỉ coi Bắc quốc là đế quốc duy nhất thống trị thiên hạ, chúng ngang nhiên xâm lượn, đô hộ nước ta trở thành một châu, một quận và phải chịu sự giám sát, quản thúc và cung phụng chúng. Để giữ được nền độc lập nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh, đứng lên bảo vệ đất nước trong suốt ngàn năm qua.

“Nam quốc” không chỉ có ý nghĩa chỉ nước Nam ta mà còn hơn thế đó chính là sự độc lập về chủ quyền, vị thế của Nam quốc, cách nói của tác giả khẳng định rằng ta hoàn toàn có thể đứng ngang hàng Bắc quốc, vị vua trị vì Nam quốc ta cũng oai phong và hiển hách như Bắc quốc kia. Cho ta thấy được tinh thần trung quân ái quốc, lòng tự tôn và hào dân tộc mạnh mẽ, hào hùng.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Câu thơ lại là một câu nói biện chứng, khẳng định “sông núi nước Nam” là của người Nam sinh sống và hưởng thụ, đây là điều hiển nhiên do trời định. Không có một thể lực hay một cá nhân tập thể nào có thể phủ định điều đó. Giang sơn gấm vóc, từng cây cỏ, ngọn cây, bờ cõi khẳng định chủ quyền của nhân dân ta, được sử sách lưu danh thiên cổ, được đánh dấu trong bản đồ của trời, của thế giới. Không ai được quyền thay đổi cái sự thật đó!

Hai câu thơ với hai lời khẳng định với lí lẽ biện chứng xác đáng, cho chúng ta thấy được một chân lí rằng: nước Đại Việt tồn tại độc lập và có chủ quyền của một quốc gia, không ai được xâm phạm và có quyền thay đổi điều đó!

Để nhấn mạnh điều đó, tác giả đã nhấn mạnh, khẳng định vô cùng đanh thép với hai câu thơ

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sách trời đã lưu danh tính chủ quyền mà tại sao lúc giặc kia lại dám xâm lược. câu hỏi như lời nhắc nhở đanh thép đến quân xâm lược rằng: bọn chúng xâm phạm và bờ cõi nước Nam ta chẳng há gì là đại nghịch bất đạo, chúng bay đã xâm phạm vào chủ quyền của cả một dân tộc, động đến lòng tự tôn của một dân tộc kiên cường, ý chí độc lập chủ quyền ngút ngàn. Nếu chúng dám xâm phạm đến bờ cõi ấy, thì chắc chắn sẽ chuốc lấy sự thất bại, đó là điều hiển nhiên chắc chắn sẽ xảy ra. Chúng sẽ bị trời đất, bị ý chí và tinh thần của con người Nam quốc đánh cho tan vỡ, phải cúi đầu chịu thua.

Thảo luận

-- đây nha
-- ok cảm ơn bạn nhé
-- câu 6 - Điểm giống nhau của hai bài thơ : + Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc. + Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ. + Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ. - Sự khác nhau : + Nam q... xem thêm
-- Bài 2: Những địa danh được nhắc đến trong hai câu thơ đầu? Các địa danh ấy gắn với những sự kiện lịch sử nào? Bài 3: Nhận xét về trật tự miêu tả hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử trong bài thơ? giúp mình nột 2 bài này nhé
-- câu 3 4 câu / 1 bài 5 tiếng / câu - Gieo vần: Chữ cuối câu 1,2,4 (2,4)
-- ????
-- à ko có chỗ nên mình để nhờ ý mà
-- , Hãy chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa hai phần của bài. , Hai câu đầu trong bài thơ đối nhau, em hãy quan sát và nhận xét để rút ra nguyên tắc đối trong bài thơ ngũ ngôn Đường luật bạn biết làm câu này ko vẫn là bài phò giá về kinh đấy

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247