Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Câu 1: Nêu ví dụ về sự ảnh hưởng của...

Câu 1: Nêu ví dụ về sự ảnh hưởng của điều kiện sông đến cấu tạo và tập tính của cá. Câu 2: Nêu đặc điếm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn với Cá xương. Câu 3

Câu hỏi :

Câu 1: Nêu ví dụ về sự ảnh hưởng của điều kiện sông đến cấu tạo và tập tính của cá. Câu 2: Nêu đặc điếm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn với Cá xương. Câu 3: Vai trò của cá trong đời sống con người.

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 1 : ví dụ về sự ảnh hưởng của điều kiện sông đến cấu tạo và tập tính của cá :

+Những loài cá sống ở tầng mặt nước, không có chỗ ẩn náu như cá nhám, cá trích... dể tránh kẻ thù, chúng có mình thon dài, khúc đuôi to khỏe, bơi nhanh.

+Những loài cá sông ở tầng giữa và tầng đáy như cá chép, cá giếc... có thân tương đối ngắn, khúc đuôi yếu, thường bơi chậm.

+Những loài cá sống chui luồn ở đáy bùn như lươn, cá chạch có mình rất dài, vây ngực và vây hông tiêu giảm.

Câu 2 : đặc điếm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn với Cá xương :

+Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng

+Cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm.

Câu 3: Vai trò của cá trong đời sống con người :

+ Là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng

+ Làm chế phẩm dược phẩm

+ Có giá trị kinh tế, xuất khẩu

+ Tiêu diệt các động vật có hại: bọ gậy, sâu bọ

+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh

 

Giải thích các bước giải:

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

1.

-Những loài cá sống ở tầng mặt nước, không có chỗ ẩn náu như cá nhám, cá trích... dể tránh kẻ thù, chúng có mình thon dài, khúc đuôi to khỏe, bơi nhanh.

-Những loài cá sông ở tầng giữa và tầng đáy như cá chép, cá giếc... có thân tương đối ngắn, khúc đuôi yếu, thường bơi chậm.

-Những loài cá sống chui luồn ở đáy bùn như lươn, cá chạch có mình rất dài, vây ngực và vây hông tiêu giảm.

-Loài cá sông ở đáy biển như cá bơn thì thân dẹp, mỏng, hai mắt nằm ở mặt lưng, vây đuôi và vây hông rất nhỏ, nằm nghiêng, bơi chậm bằng cách uốn mình theo chiều ngang cơ thể.

-Những loài cá sống ở đáy sâu hàng nghìn mét có ánh sáng rất yếu hoặc không có ánh sáng thì có mất rất lớn để tiếp thu ánh sáng yếu hoặc mắt không phát triển, râu và tua rất dài; một sô" loài có cơ quan phát sáng ở đầu.

2.

-Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng

-Cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm.

3.

-Là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng

-Làm chế phẩm dược phẩm

-Có giá trị kinh tế, xuất khẩu

-Tiêu diệt các động vật có hại: bọ gậy, sâu bọ

-Là vật chủ trung gian truyền bệnh

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247