Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Giúp em với !!! Địa lí lớp 9 . chứng...

Giúp em với !!! Địa lí lớp 9 . chứng minh giúp em với ạ . em cảm ơn❤❤ câu hỏi 3182345 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp em với !!! Địa lí lớp 9 . chứng minh giúp em với ạ . em cảm ơn❤❤

image

Lời giải 1 :

Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch:

* Có tài nguyên du lịch phong phú: bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

-  Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Thắng cảnh: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh phúc), hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…

+ Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam Định).

+ Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).

-  Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích văn hóa – lịch sư: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, Cổ Loa, chùa Một Cột … (Hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Dâu (Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội)…

+ Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)…

+ Làng nghề; gốm Bát tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị (Bắc Ninh), sứ Thanh trì (Hà Nội)…

* Khí hậu thuận lợi, không quá khắc nghiệt, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.

* Có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định với nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế  giáo dục quan trọng.

* Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: 

- Vị trí giao thông thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước và nước ngoài.

- Có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía bắc, cảng Hải phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng).

- Các tuyến đường sắt (Bắc - Nam, Hà Nội -Lào Cai, Hà Nội  - Đồng Đăng).

- Các tuyến quốc lộ quan trọng, nối liền các thành phố lớn (QL 1A, 10, 5).

* Dân cư tập trung đông đúc, đời sống người dân ngày càng nâng cao,nên nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng nội địa cũng tăng lên.

* Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.




Thảo luận

-- cho xin ctlhn ạ !!!
-- Ủa bạn trung du và miền núi bắc bộ, Bắc Trung Bộ sao ko thấy
-- à mik sửa phần bên dưới tự luận nha !!!
-- Ok
-- ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG -Vị trí địa lí -nằm trong vùng kinh tế trọng điểm -cầu nối giữa đông bắc, tây bắc, bắc trung bộ ,giáp biển đông thuận lợi giao lưu với các vùng và các nước trên thế giới *điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên đất nông nghiệp... xem thêm
-- bạn kham khảo lại ạ
-- cho mik xin 5 *
-- Bắc Trung Bộ đâu nữa bạn . 3 mơi mà

Lời giải 2 :

- Tây Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình . - Đông Bắc gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh . - Diện tích lớn nhất nước hơn 101 nghìn km2 - 30.5% cả nước, số dân hơn 12 triệu người (14,2% cả nước). 1. Vị trí địa lí: (Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?) - Giáp Trung Quốc,Thượng Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ ,Vịnh Bắc Bô. - Có vị trí địa lí đặc biệt,mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp nên thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. a. Ý nghĩa kinh tế: - Thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên (khoáng sản, nông sản, lâm sản) b. Chính trị: Củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ an ninh biên giới. c. Xã hội: Xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo sự bình đẳng. 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. a. Tự nhiên: - Tài nguyên thiên nhiên: đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế. - Có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới , cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch. b. Kinh tế- xã hội: - Thưa dân, mật độ thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động, nhất là lao động lành nghề. - Nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên, tình trạng lạc hậu, du canh du cư … - Là vùng căn cứ địa cách mạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ. - Cơ sở vật chất kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Nhưng còn thiếu đồng bộ, dễ bị xuống cấp. II-Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. 1. Khoáng sản: (Xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.) Átlat trang 26. -Thuận lợi: Giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta: - Đông Bắc: +Than: Quảng Ninh,sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng) apatit (Lào Cai). - Nhiều loại có trữ lượng và giá trị lớn: mỏ than Quảng Ninh có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng vượt mức 30 triệu tấn/năm. Thiếc, sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc/năm. * Khó khăn: Các mỏ nằm sâu, ở những nơi giao thông chưa phát triển nên việc khai thác đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao. 2. Thuỷ điện: ( Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển thủy điện của vùng) (Atlat trang 22, 26) *Khả năng:Trữ năng thủy điện khá lớn: Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW- chiếm hơn 1/3 cả nước . Riêng sông Đà gần 6 triệu kW). * Hiện trạng: Nguồn thủy năng lớn đã và đang được khai thác. - Các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). - Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW), và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác. - Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng , cần chú ý đến những thay đổi của môi trường. III. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. (Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp (CN) và cây đặc sản của vùng.) 1. Điều kiện phát triển: - Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, đất phù sa cổ (ở trung du). - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao. - Người dân có nhiều kinh nghiệm. 2. Hiện trạng phát triển cây CN, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. a. Cây công nghiệp: - Là vùng chè lớn nhất cả nước(Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.) (Atlat trang 26) - Cây dược liệu (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả …), các cây ăn quả như mận, đào, lê: vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn. - Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới, sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu . - Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất các loại cây trồng của vùng còn rất lớn . - Việc đẩy mạnh SX cây CN, cây đặc sản cho phép phát triển nền NN hàng hóa, hạn chế nạn du canh, du cư. b.Khó khăn: Hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông . - Cơ sở chế biến còn ít. IV. Chăn nuôi gia súc. (Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng). 1. Điều kiện phát triển: - Có khí hậu thích hợp,nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên. - Hoa màu, lương thực dành cho chăn nuôi ngày càng nhiều. - Nhu cầu tiêu thụ cho các vùng phụ cận lớn. 2. Hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn: - Bò sữa: cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Đàn bò có 900 nghìn con (16% cả nước- 2005) - Đàn trâu lớn nhất nước, có 1,7 triệu con ( ½ cả nước). - Lợn: tăng nhanh, có hơn 5,8 triệu con - 21% đàn lợn cả nước. * Khó khăn: Vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ còn khó khăn, các đồng cỏ không lớn và năng suất chưa cao. V. Kinh tế biển. (Tình hình phát triển kinh tế biển ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ). - Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang phát triển năng động . - Đánh bắt hải sản (nhất là đánh bắt xa bờ) , nuôi trồng thủy sản. - Du lịch biển – đảo: quần thể du lịch Hạ Long. - Cảng Cái Lân, đang được xây dựng và nâng cấp, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp Cái Lân…

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247