Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 BÀI 2: (4 điểm): Cho đoạn thơ: ..Trên đường hành...

BÀI 2: (4 điểm): Cho đoạn thơ: ..Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Сис...сис tӑc сис ta" Nghe xao động năng trưa Nghe bàn

Câu hỏi :

Mọi người giúp em bài này vs ạ Em cần gấp ak

image

Lời giải 1 :

Câu 1: Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ "nghe"

* Tác dụng: Diễn tả sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn, nhấn mạnh về cảm giác khi nghe tiếng gà trưa của anh chiến sĩ.

Câu 2: Tác giả chọn vậy vì tiếng gà trưa là một âm thanh quen thuộc, gần gũi với làng quê. Từ đó em hiểu được tình cảm yêu quê hương sâu sắc của anh chiến sĩ.

Câu 3: 

- Quê hương là gì hở mẹ

 Mà cô giáo dạy phải yêu 

 Quê hương là gì hở mẹ

 Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 …

- Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

 Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

 

Thảo luận

-- Nếu được cho mình xin 1 vote 5 sao,1 cảm ơn và ctlhn ạ. Cảm ơn bạn~

Lời giải 2 :

$\text{Câu 1:}$

$\text{$\longrightarrow$ Biện pháp tu từ: Điệp ngữ}$

→ Từ "nghe" được nhắc lại 3 lần trong đoạn trích. Qua đó, tác giả đã cho người đọc thấy được tình yêu thương, quý trọng của mình đối với quê hương cũng như nỗi nhớ da diết về quê hương mỗi khi đi qua một làng quê, nghe thấy "tiếng gà ai nhảy ổ"

$\text{$\longrightarrow$ Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác}$

→ Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách khéo léo và hợp lý ở 3 câu thơ cuối. Tất cả những sự việc, hiện tượng, cảm giác đều được sử dụng với động từ "nghe".

→ Xao động nắng trưa là sự việc chỉ nhìn thấy bằng mắt, nhưng tác giả đã sử dụng động từ nghe để đoạn văn thêm nhẹ nhàng. Cho thấy người lính trong đoạn là một người nhạy cảm, có thể nghe được cả sự xao động của nắng buổi trưa

→ Bàn chân đỡ mỏi là cảm giác bàn chân ổn định lại trạng thái ban đầu. Tác giả sử dụng từ "nghe". Vốn dĩ không thể "nghe" được bàn chân đỡ mỏi. Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho câu văn chứa chan tình cảm :))

$\text{Câu 2: }$

→ Vì âm thanh của "tiếng gà nhảy ổ" là âm thanh gắn liền với tuổi thơ khi người chiến sĩ còn ở cùng bà lúc nhỏ.

→ Trên đường hành quân dù xa, dù gian khó, người lính trẻ vẫn luôn nhắc nhở nhớ về quê hương, nhớ về bà đã chăm sóc mình bao tháng năm, nhớ về những kỉ niệm đáng quý, vô giá của tuổi thơ hồn nhiên.

$\text{Câu 3: }$

$\longrightarrow$ Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
         Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

$\longrightarrow$      Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

$\longrightarrow$      Đêm nay rừng hoang sương muối

 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

$\longrightarrow$      Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

$\text{#Zero(0).}$

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247