Trang chủ Sinh Học Lớp 7 4.Tìm hiểu thế nào là hình thức cộng sinh?

4.Tìm hiểu thế nào là hình thức cộng sinh?

Câu hỏi :

xong trước 7 rưỡi nhá

image

Lời giải 1 :

-Khái niệm cộng sinh

+Quan hệ cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai hay nhiều loài sống chung với nhau sẽ mang lại lợi ích cho nhau. Đây là một dạng quan hệ hỗ trợ khác loài trong quần xã. Bên cạnh là mối quan hệ hội sinh và hợp tác. Điểm khác nhau là cộng sinh thì hai loài đều có lợi, còn các quan hệ hỗ trợ khác thì ít nhất một bên có lợi. 

+Cộng sinh là một hiện tượng rất dễ bắt gặp trong tự nhiên. Hiện tượng này góp phần vào sự đa dạng sinh học giữa các loài. Các loài bắt buộc phải sống chung với nhau và không thể tồn tại độc lập. Hiện nay có ba dạng hình thức cộng sinh phổ biến. Đó là giữa thực vật với nấm hoặc vi khuẩn, giữa thực vật với động vật, giữa động vật với động vật. Đặc điểm cơ bản của quan hệ cộng sinh là các loài không thể sống tách rời nhau, các “đối tác” phải cung cấp các điều kiện cần thiết để đảm bảo sự phát triển không ngừng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Cộng sinh là hiện tượng cùng nhau chung sống trong thời gian lâu dài giữa hai hay nhiều loài sinh vật khác nhau.Năm 1879, nhà nấm học người Đức Heinrich Anton de Bary đã định nghĩa sự cộng sinh " sự chung sống cùng nhau của những sinh vật không giống nhau".

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247