Đáp án:
Giải thích các bước giải:
+,TN1 : Khi cho hỗn hợp CuO và C đun nóng
Hiện tượng : - Có khí thoát ra khỏi ống nghiệm
- Sự chuyển đổi màu sắc từ CuO(đen) thành Cu(đỏ)
Giải thích : Cacbon đã pư với CuO khi đun nóng ở nhiệt độ cao . Cacbon đã khử CuO màu đen thành kim loại đồng màu đỏ
PTHH : C + 2CuO -> 2Cu + CO2 (đk : nhiệt độ cao )
+,TN2 : Nhiệt phân muối NaHCO3
Hiện tượng : có khí thoát ra
Giải thích : NaHCO3 đã bị nhiệt phân tạo ra khí CO2
PTHH : 2NaHCO3 nhiệt phân-> Na2CO3 + CO2 + H2O
+,TN3 : Nhận biết 3 lọ hóa chất đựng 3 chất rắn : CaCO3 , Na2CO3 , NaCl
Cách phân biệt :
- Đầu tiên cho lần lượt từng mẫu chất rắn trong 3 lọ trên vào nước . Chất không tan trong nước là CaCO3 , 2 chất còn lại tan trong nước ta bỏ giấy quỳ tím vào 2 dung dịch của 2 chất trên . Chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là Na2CO3 , chất làm quỳ tím không chuyển màu là NaCl .
Giải thích : CaCO3 là chất rắn màu trắng không tan trong nước . Na2CO3 làm quỳ tím chuyển màu xanh do Na2CO3 mang tích chất của bazo .Bởi vì Na2CO3 được cấu tạo từ bazo mạnh (NaOH) và axit yếu (H2CO3) nên sẽ mang tính bazo
NaCl không đổi màu quỳ tím vì nó là muối trung hòa .
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247