Trang chủ Hóa Học Lớp 12 Câu 1: Kim loại nào sau đây không tan trong...

Câu 1: Kim loại nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường? A. Be. B. Li. C. Ba. D. K. Câu 2: Crom tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng) thu được sản phẩm

Câu hỏi :

Câu 1: Kim loại nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường? A. Be. B. Li. C. Ba. D. K. Câu 2: Crom tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng) thu được sản phẩm là A. CrS3. B. CrS. C. Cr2S3. D. CrSO4. Câu 3: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn sắt ? A. Mg. B. Pb. C. Cr. D. Zn. Câu 4: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm ? A. K. B. Al. C. Mg. D. Fe. Câu 5: Hợp kim X- Al siêu nhẹ được dùng trong kĩ thuật hàng không. X là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất. Kim loại X là A. Li. B. Na. C. K. D. Mg. Câu 6: Chất nào sau đây là đồng phân của este etyl axetat ? A. metyl acrylat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. etyl fomat. Câu 7: X là amin bậc hai có công thức phân tử C3H9N. Vậy X là : A. trimetylamin. B. propylamin. C. etylmetylamin. D. đimetylamin. Câu 8: Khi đun nóng chất béo lỏng triolein trong nồi kín rồi sục dòng khí hiđro dư , xúc tác Ni, để nguội thu được khối chất rắn là A. axit stearic. B. tripanmitin. C. tristearin. D. glixerol. Câu 9: Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng thủy tinh,. Thành phần chính của đá vôi là A. Ca(OH)2. B. CaCO3. C. CaSO4. D. CaO. Câu 10: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng? A. Policaproamit. B. Poli(vinyl clorua). C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin. Câu 11: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2? A. CaCO3. B. Na2O. C. FeS. D. Mg. Câu 12: Khí X là chất khí độc, không màu, có mùi đặc trưng, khi thải ra môi trường thì gây ô nhiễm không khí. Công thức của khí X là A. CO2. B. H2S. C. CO. D. NO2. Câu 13: Nung chất X ở nhiệt độ cao, thu được khí cacbon đioxit. Chất X là: A. CaO. B. K2CO3. C. MgCO3. D. Ca(OH)2. Tham khảo thêm: Đề thi thử hóa 2021 có đáp án THPT Chuyên Nguyễn Trãi Câu 14: Phân tử aminoaxit nào sau đây có số nguyên tử oxi bằng số nguyên tử nitơ? A. Lysin. B. Alanin. C. Glyxin. D. axit glutamic. Câu 15: Dẫn khí X vào dung dịch KMnO4 thấy màu dung dịch nhạt dần và có kết tủa nâu đen MnO2. Khí X không thể là A. etilen. B. propillen. C. axetilen. D. etan. Câu 16: Dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí Clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn A. sắt (III) hiđroxit. B. sắt (II) clorua. C. sắt (II) oxit. D. sắt (III) clorua. Câu 17: Oxit axit X là chất rắn ở điều kiện thường và tan được trong nước. Vậy X là : A. CrO3. B. Cr2O3. C. CaO. D. SO2. Câu 18: Dung dịch Gly-Ala-Gly không phản ứng được với A. Cu(OH)2. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl. Câu 19: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây sinh ra khí màu nâu đỏ ? A. HCl. B. HNO3 đặc, nóng. C. CuSO4. D. H2SO4 đặc nguội. Câu 20: Khí X không duy trì sự cháy và sự hô hấp. Trong công nghiệp, phần lớn khí X được dùng để tổng hợp amoniac, từ đó sản xuất HNO3, phân đạm,.Công thức của X là A. N2. B. NH3. C. CO2. D. H2. Câu 21: Cho kim loại X vào lượng dư dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 22: Cho các chất sau: metylamin, glyxin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 23: Cho 0,672 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 2,268 gam Ag. Kim loại R là A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cu. Câu 24: Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và H2NCH2COOCH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 17,9 gam muối. Giá trị của m là A. 16,3. B. 19,1. C. 16,6. D. 9,2. Câu 25: Thành phần chính của nước sát khuẩn là chất X. Chất X có thể được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, khử Y bằng H2 có xúc tác tạo ra chất Z. Các chất Y và Z lần lượt là A. Etanol và glucozơ. B. Sobitol và glucozơ. C. Glucozơ và sobitol. D. Glucozơ và etanol. Câu 26: Hòa tan Fe3O4 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch X có khí NO bay ra? A. HCl. B. NaNO3. C. BaCl2. D. NaOH. Câu 27: Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,04 lít khí H2. Khối lượng MgO trong X là A. 4,05. B. 6,35. C. 6,45. D. 6,0. Câu 28: Thủy phân 1,71 gam saccarozơ thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,62 gam Ag. Hiệu suất của quá trình thủy phân saccarozơ là A. 80%. B. 75%. C. 66,7%. D. 70%.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247