Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Câu 17: Đốt cháy 2,4g cacbon trong một bình chứa...

Câu 17: Đốt cháy 2,4g cacbon trong một bình chứa 11,2 lít khí O2( đktc). Thể tích khí CO2( đktc) thu được là: A. 4,48lít. B. 2,24 lít.

Câu hỏi :

Câu 17: Đốt cháy 2,4g cacbon trong một bình chứa 11,2 lít khí O2( đktc). Thể tích khí CO2( đktc) thu được là: A. 4,48lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít. Câu 18: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng người ta thu được 4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở đkc. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là A. 6,5 g. B. 6,8 g. C. 7g. D. 6.4 g. Câu 19: Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đkc) tạo thành điphotpho pentaoxit. 19.1 Chất nào còn dư, chất nào thiếu? A. Photpho còn dư, oxi thiếu. B. Photpho còn thiếu, oxi dư. C. Cả hai chất vừa đủ. D. Không xác định được. 19.2 Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu? A. 15,4 g. B. 14,2 g. C. 16 g. D. 24,8 g. Câu 20: Những nguyên tố có oxit ứng với công thức chung M2O3 là A. Al, Fe, P. B. Mg, P, S. C. Al, Fe, K. D. Na, N, Cu. Câu 21: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi. Sau phản ứng có chất nào còn dư? A. Oxi. B. Photpho. C. Hai chất vừa hết . D. Không xác định được.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 17. A

18. D

19. 1. B

2. B

20. A

Giải thích các bước giải:

Câu 17

\(n_C=\dfrac{2,4}{12}=0,2\) (mol)

\(n_{O_2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\) (mol)

PTHH: \(C+O_2\xrightarrow{t^\circ} CO_2\)

Vì \(0,2<0,5\) nên sau phản ứng C hết

Theo PTHH: \(n_{CO_2}=n_{C}=0,2\) (mol)

\(⇒V_{CO_2}=0,2\cdot 22,4=4,48\) (lít)

Suy ra chọn A

Câu 18

\(S+O_2\xrightarrow{t^\circ} SO_2\)

\(n_{SO_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\) (mol)

Theo PTHH: \(n_S=n_{SO_2}=0,2\) (mol)

\(⇒m_S=32\cdot 0,2=6,4\) (gam)

Suy ra chọn D

Câu 19

19. 1.

\(n_P=\dfrac{6,2}{31}=0,2\) (mol)

\(n_{O_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\) (mol)

PTHH: \(4P+5O_2\xrightarrow{t^\circ} 2P_2O_5\)

Vì: \(\dfrac{0,2}4<\dfrac{0,3}5\) nên sau phản ứng P hết, oxi dư

Suy ra chọn B

19. 2.

Theo PTHH: \(n_{P_2O_5}=\dfrac 12n_P=\dfrac{0,2}2=0,1\) (mol)

\(\Rightarrow m_{P_2O_5}=142\cdot 0,1=14,2\) (gam)

Suy ra chọn B

Câu 20

Xét đáp án A

Al tương ứng với \(Al_2O_3\)

Fe tương ứng với \(Fe_2O_3\), FeO (xét theo hóa trị II và II, ngoài ra còn có \(Fe_3O_4\))

P tương ứng với \(P_2O_3\), \(P_2O_5\)

Suy ra A đúng

B sai vì Mg tương ứng với MgO; S tương ứng với \(SO_2\), \(SO_3\)

C sai vì K tương ứng với \(K_2O\)

D sai vì Na tương ứng với \(Na_2O\); Cu tương ứng với CuO, \(Cu_2O\)

Suy ra chọn A

Câu 21

\(n_P=\dfrac{3,1}{31}=0,1\) (mol)

\(n_{O_2}=\dfrac{5}{32}=0,15625\ \text{mol}\)

PTHH: \(4P+5O_2\xrightarrow{t^\circ} 2P_2O_5\)

Vì: $\dfrac{0,1}4 <\dfrac{0,15625}5$ nên sau phản ứng P hết, oxi dư

(đáp án chưa đầy đủ)

Thảo luận

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247