Câu 1.
+ So sánh sự giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định, đều có các yếu tố: không khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,… người ta dựa vào các yếu tố này để phân loại thời tiết và khí hậu.
+ So sánh sự khác nhau: để kiểm tra sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết phải phụ thuộc vào thời gian và tính chất của nó, bởi thời giết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
Câu 2.
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
- Để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo.
- Phải để cách mặt đất 2 mét để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
Câu 3.
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
- Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.
- Ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì: nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển ấm hơn.
Câu 4.
Khi có các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạng đó gọi là nhiệt độ không khí.
Câu 1 :
- Thời tiết : Là tất cả các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió) xảy ra ở một địa phương trong một thời gian ngắn
- Khí hậu : Là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài
Câu 4 :
- Nhiệt độ của không khí được hình thành khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí làm cho không khí nóng lên. Nhiệt độ của không khí chính là độ nóng lạnh đó.
Câu 5 :
- Nhiệt độ trung bình năm ở Moscow là :
(-10,3)+(-9,7)+(-5)+4+12+18+16+10+8+4+(-2,3)+(-8) = 36,7
36,7 : 12 = 3,06
Câu 2 :
- Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là vì :
+ Để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thủy ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo
+ Phải để cách mặt đất 2m để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất, đồng thời để tránh bị đất bức xạ lại vào không khí làm sai lệch kết quả đo
Câu 3 :
- Về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn đất liền là vì : Mùa hạ, nước biển khi nóng lên sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hấp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại, mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Do đó những miền gần biển sẽ có không khí mát hơn đất liền.
- Về mùa đông, những miền gần biển có không khí ấm hơn đất liền là vì : Mùa đông, nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển có không khí ấm hơn đất liền.
Chúc bạn học tốt !
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247