Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Phát biểu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu và...

Phát biểu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu và người bà câu hỏi 3190079 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phát biểu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu và người bà

Lời giải 1 :

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tình cảm bà cháu trong bài thơ tuy giản dị mộc mạc nhưng lại khiến cho con người ta phải ghen tị. Bà luôn tần tảo,chăm lo cho gia đình,đến những quả trứng bà cũng nâng niu,gom góp cho những cô gà mái ấp mái ấp.Còn đối với cháu,bà luôn dành những tình yêu thương tuyệt đẹp nhất cho người cháu của mình. Bà còn lo mỗi độ đông tới sương muối,băng giá đà gà lại không qua được cái lạnh để cuối năm bà bán lấy tiền mua quần áo mới cho người cháu bé bỏng của mình. Ở đây tác giả đẩy mạnh cao trào hình ảnh người bà tần tảo vì con vì cháu để thấy được tình cảm dành cho người cháu là vô cùng thiêng liêng và cao cả. Cậu nhớ bà để dành tiền đó mua cho mình những quần   ống rộng dài còn quét được cả đất, hay cái chiếc áo cánh đi qua nghe thấy tiếng sột soạt. Đó tuy giản dị nhưng gắn bó với tuổi thơ của cậu với biết bao kỉ niệm đáng nhớ

“ Tiếng gà trưa” được tác giả  nhắc ở đầu mỗi đoạn văn có lẽ cũng nhắc nhở bạn đọc hình ảnh thân thuộc với người nông dân,đặc biệt đối với những con người nông thôn Việt Nam. Hình tượng những con “ Gà” đã được biết đến với những thứ gì đó thiêng liêng và cao cả không những ở những nước Phương Đông mà cả những nước phương Tây. Giữa cái khung cảnh đất trời hoang vu và cái nắng chói chang này lại làm lòng người chiến sĩ nao nao nhớ về những ngày tháng còn ở nhà. Đó là những ngày tháng hạnh phúc với người cháu đến cả bây giờ khi đã vào nhập ngũ thì kỉ niệm đó như là động lực,là nguồn sức mạnh tiếp thêm cho người cháu nơi xa quê nhà. Họ đứng đó với tinh thần hướng về quê hương về Đất nước,bảo vệ Nước nhà và góp phần xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

#hoidap247

@minhhoang 

mình đang cày cho nhóm nên nhớ đánh giá hay nhất 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247